Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sản lượng than khai thác mỗi năm hàng chục triệu tấn.
b) Công nghiệp khai thác dầu khí
- Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng; ra đời công nghiệp lọc hoá dầu ở Dung Quất.
- Khí tự nhiên cũng đang được khai thác để sản xuất điện, đạm (Cà Mau, Phú Mỹ).
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô ( triệu tấn) | 16.3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch ( triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét :
- Trong giai đoạn 2000-2007
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần
+ Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% ( 2007)
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng
- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)
- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện :
+ Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)
+ Dưới 1.000 MW : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện
+ Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)
bài của bạn đúng rồi nhưng mình xin có góp ý là bạn nên tìm ở lược đồ sẽ dễ và cũng chính xác đấy
VD các nhà máy thủy điện trên 1.000 MW : móng dương, quảng ninh,vũng áng 1, vĩnh tân 2, phý mỹ ,...(mình tìm trên lược đồ)
đấy chỉ là góp ý kến riêng của tớ có j sai mong cậu thông cảm !
CHÚC BẠN HỌC TOOTS~ ^ ^
– Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác than:
+ Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao; ở một số nơi khác (Thái Nguyên, Quảng Nam…).
+ Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
– Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Dầu khí tập trung ở thềm lục địa, trữ lượng lớn.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn.
HƯỚNG DẪN
a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm
− Thuận lợi
+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.
+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
+ Phân hóa theo độ cao.
− Khó khăn
+ Mùa khô thiếu nước.
+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
b) Đối với việc khai thác lâm sản
− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.
− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.
a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Khoáng sản: trong vùng có một số khoáng sản như ti tan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
- Một số hệ thống sông có trữ năng thuỷ điện, cho phép xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,...
b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục tăng trong giai đoạn 1995 - 2002 (dẫn chứng). So với cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn (2,6 lần so với 2,5 lần).
- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may), khai thác khoáng sản (cát, titan,...), điện.
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết. Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang dược chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Khoáng sản : trong vùng có một số khoáng sản như Titan ( Bình Định, Nha Trang,..), vàng (Quảng nam, Bình Định), sắt ( Quảng Ngãi), cát thủy tinhh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng ( Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía Đông quần đảo Phú Quý ( Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển nghề làm muối
- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến
- Một số hệ thống sông có trữ năng thủy điện, cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ như sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,..
b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Cơ cấu công nghiệp : Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, khoáng sản, điện
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp : lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Tiềm năng về thuỷ điện rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
- Tài nguyên sức gió, thuỷ triều... giàu có.
b) Khó khăn
- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác thuỷ điện.
- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) ngày càng bị cạn kiệt; một số nguồn năng lượng đòi hỏi chi phí và kĩ thuật cao trong khai thác...
Gợi ý làm bài
a) Công nghiệp khai thác than
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ lần, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg.
+ Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
+ Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
- Hiện trạng phát triển: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác liên tục tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 42,5 triệu tấn (năm 2007), tăng 30,9 triệu tấn (tăng gấp 3,7 lần).
b) Công nghiệp khai thác dầu khí
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Hiện trạng phát triển:
+ Nước la mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng dầu mỏ tăng và đạt 18,5 triệu lấn (năm 2005).
+ Dầu mỏ được dùng cho xuất khẩu và là cơ sở để hình thành công nghiệp lọc - hoá dầu (ở Dung Quất).
+ Khí tự nhiên đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các nhà máy tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau).