Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thế mạnh
* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản, có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...
- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
b) Hạn chế
- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng phát triển sản xuất lương thực
− Đất
+ Diện tích rộng khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được pù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Khả năng phát triển sản xuất thực phẩm
− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.
− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.
− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
a, Các thế mạnh chủ yếu
- Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đổng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn dịnh với nhiệt độ trung bình năm 25127oC. Lượng mưa lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
- Tài nguvên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
HƯỚNG DẪN
− Thuận lợi
+ Đất: diện tích rộng, màu mỡm khoảng 70% là đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Tài nguyên nước phong phú:
· Nước trên mặt ở hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
· Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt.
· Nước khoáng, nước nóng ở một số nơi (Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình…).
+ Đường bờ biển dài hơn 400km, thuận lợi cho làm muối, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông biển và du lịch.
+ Khoáng sản: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình) và sét cao lanh (Hải Dương)< ngoài ra còn có than nâu, khí tự nhiên.
− Khó khăn
+ Chịu nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán…).
+ Một số tài nguyên bị suy thoái (đất, nước mặt…) do khai thác quá mức.
+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Thuận lợi
+ Diện tích lớn, đất phù sa.
+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).
− Khó khăn
+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…
b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?
− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.
a) Thế mạnh:
- Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.
Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khi hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
*Thế mạnh
+ Tự nhiên
– Vị trí địa lí : (nêu tiếp giáp), thuận lợi cho việc phát triển KT, nhất là đối với ĐNB.
– Lãnh thổ và Địa hình : Đây là đồng bằng châu thổ lớn nhất, bao gồm :Phần nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng và hạ châu thổ) và Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.
+ Phần nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng và hạ châu thổ)
– Phần Thượng châu thổ : địa hình tương đối cao : 2 – 4 m so với mực nước biển, vẫn bị ngập nước trong mùa mưa, bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, các vùng trũng này ngập sâu dưới nước trong mùa mưa, vào mùa khô là những vùng nước tù đứt đoạn
– Phần hạ châu thổ : địa hình thấp : 1 – 2m, thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thủy triều. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn đã ngấm dần vào trong đất. Địa hình gồm các giồng đất hai bên bờ sông, các cồn cát duyên hải và có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
+ Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của các nhánh sông Tiền và sông Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau).
– Đất đai: có 3 nhóm chính:
+ Nhóm đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Là loại đất tốt nhất thuận lợi cho trồng lúa.
+ Nhóm đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41% diện tích tự nhiên của đồng bằng), trong đó phèn nhiều 55 vạn ha, phèn ít và trung bình 1,05 triệu ha. Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác long xuyên, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Nhóm đất mặn: với gần 75 vạn ha (19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
+ Đất khác : khoảng 40 vạn ha (10%), phân bố rải rác khắp đồng bằng.
– Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 27oC. Lượng mưa lớn (1300 – 2000mm), tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
+ Thời tiết ít biến động, hầu như không có bão.
+ Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quanh năm, thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp canh tác như : thâm canh, tăng vụ, luân canh, xen canh…
– Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch: chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, nguồn nước phong phú (nhất là nước trên mặt), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
– Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu…) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim (có nhiều sân chim tự nhiên ở Cà Mau, Bạc, Bến Tre)
– Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm (chiếm hơn 1/2 trữ lượng cả nước) và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (khoảng 68,6 triệu ha, năm 2005).
– Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, tứ giác Long Xuyên…), đất sét (nhiều nơi) và dầu khí ở vùng thềm lục địa.
+ Kinh tế – xã hội
– Dân cư và nguồn lao động : số dân đông, nguồn lao động dồi dào. Người dân có kinh nghiệm trong nghề trồng lúa, thủy sản…
– Cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng : mạng lưới các cơ sở chế biến, giao thông…
– Chính sách phát triển : của Nhà nước đối với vùng trọng điểm SX lương thực – thực phẩm.
*Hạn chế
– Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, làm tăng độ mặn trong đất, thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
– Ngoài ra còn đôi khi xảy ra các thiên tai khác.
– Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn, đất lại thiếu chất dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước.
– Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
– Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây khó khăn, tổn thất cho nhiều tỉnh ở vùng thượng châu thổ
– Khoáng sản nghèo nàn.
– Số lượng lao động có trình độ kỹ thuật ít.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế
a) Khái quát chung
-Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vinh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Thành phố cần Thơ, Hậu Giang
-Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 40 nghìn k m 2 , chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người, chiếm 20,7% số dân cả nước (năm 2006)
b) Những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
*Thế mạnh
-Tài nguyên đất:
+Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
+Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp
+Ở Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chính:
Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của dồng bằng), phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu
Đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau
Đất mặn có diện tích gần 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan
Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát ở vùng cửa sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang
-Tài nguyên khí hậu
+Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27 ° C . Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI)
+Rất thuận lợi cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn
-Tài nguyên nước:
+Phong phú, cả nước mặt và nước ngầm
+Hệ thống sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch chằng chịt có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy, cung cấp nước cho sản xuất và sinh họat
-Tài nguyên sinh vật
+Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...). Đồng bằng sông cửu Long có các vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên ở Rạch Giá (Kiên Giang)
+Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim
-Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản
-Tài nguyên khoáng sản
+Sét, cao lanh: Hà Tiên (Kiên Giang)
+Đá vôi: Kiên Lương (Kiên Giang)
+Than bùn: ở vùng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang)
+Đá axít: Thốt Nốt (Cần Thơ), Kiên Giang
+Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa
*Hạn chế
-Nhiều vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa
-Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra, còn có những thiên tai khác đôi khi xảy ra
-Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khố khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt, khó thoát nước
-Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng