Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.
- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).
+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.
- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.
+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).
- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với vùng trên.
+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...
+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).
a) 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hoà. Đô thị trực thuộc tỉnh: Biên Hoà.
b) Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc, vì:
- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước,...
_Quy mô đô thị hóa còn nhỏ và chưa có kế hoạch quy củ
_Cơ sở hạ tầng của các đô thị còn gặp nhiều vấn đề bất cập
- Giống nhau:
+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.
+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).
+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).
+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.
a) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính
+ Công nghiệp
+ Chức năng khác
- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.
b) Khác nhau
* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).
+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).
+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.
- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.
- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).
- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).
+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).
+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).
- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.
- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.
- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.
- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao. Chúng ta cần chú trọng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.
- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.
- Tốc độ đô thị hóa cao:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: năm 1960: 15,7%, năm 1989: 20,1%, năm 2007: 27,4%.
+ Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thanh phố.
- Trình độ đô thị hoá thấp:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
+ Ọuy mô đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đô thị trên 1 triệu người không nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,...) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.