K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài

a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:

- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.

- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.

b) Ở nước ta hiện nay

- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.

4 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

24 tháng 2 2016

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

25 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển 

- Trong những năm qua, sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng

                            Sản lượng điện nước ta giai đoạn 2000-2007

            Năm     2000        2005        2007
Sản lượng (tỉ KWh)       26,7          52,1          64,1

Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ KWh, gấp 2.4 làn

Nguyên nhân chủ yếu do :

- Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao

- Nước ta có tiềm năng to lớn để  phát triển công nghiệp điện lực :

    + Thanh, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện

    + Các hệ thống sông ở nước ta có trữ lượng năng thủy điện lớn

Vì thế, trong những năm qua , nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,...

- Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm nganhg : nhiệt điện và thủy điện

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm :

   + Các nhà máy  nhiệt điện và thủy điện

   + Hệ thống đường dây tải điện

    + Các trạm biến áp

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng

- Các nhà máy nhiệt điện

- Hệ thông đường dây tải điện : đương dây 500kv chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Đường dây 220kv nối nhiều nhà máy điện với nhau. Chính vì vậy mạng lưới điện tải xuyên suốt cả nước

- Các trạm biến áp

  + Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500kv Bắc - Nam

  + Tram 220KV đặt ở nhiều nơi Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220kv

6 tháng 7 2019

HƯỚNG DẪN

- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...

- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.

- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:

+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.

+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.

+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.

18 tháng 2 2018

a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Khoáng sản: trong vùng có một số khoáng sản như ti tan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

- Một số hệ thống sông có trữ năng thuỷ điện, cho phép xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,...

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục tăng trong giai đoạn 1995 - 2002 (dẫn chứng). So với cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn (2,6 lần so với 2,5 lần).

- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dt, may), khai thác khoáng sản (cát, titan,...), điện.

- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết. Các thành ph Đà Nng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang dược chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.

12 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a)Một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

b) Tình hình phát triển và phân bố

* Tình hình phát triển

- Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống còn 846 nghìn ha (năm 2007).

- Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần).

- Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An,...

* Phân bố

- Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà).

- Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An,...

- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp).

- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).

- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).

- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.

- Cói trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá (Đồng bằng sông Hồng) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu).

8 tháng 5 2019

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.

+ Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, có tầng phong hoá sâu, rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đó nhiều loại sau khi cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Một số loại đất khác (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...) cũng có thể trồng được cây công nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa.

- Nguồn nước dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng hoá các cây công nghiệp lâu năm (cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).

* Điều kiện kinh tế- xã hội

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

- Việc đảm bảo an toàn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây công nghiệp,...

b) Khó khăn

* Điều kiện tự nhiên

- Thiếu nước tưới trong mùa khô, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hoá đất ở các vùng đồi núi còn cao,...

- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão,...) cũng gây ra những thiệt hại nhất định.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.

- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.

- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả,...).

1 tháng 3 2016

a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Khoáng sản : trong vùng có một số khoáng sản như Titan ( Bình Định, Nha Trang,..), vàng (Quảng nam, Bình Định), sắt ( Quảng Ngãi), cát thủy tinhh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng ( Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía Đông quần đảo Phú Quý ( Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển nghề làm muối

- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến

- Một số hệ thống sông có trữ năng thủy điện, cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ như sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,..

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Cơ cấu công nghiệp : Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, khoáng sản, điện

- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp : lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.

13 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

- Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Sản lượng than khai thác mỗi năm hàng chục triệu tấn.

b) Công nghiệp khai thác dầu khí

- Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng; ra đời công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất.

- Khí tự nhiên cũng đang được khai thác để sản xuất điện, đạm (Cà Mau, Phú Mỹ).

26 tháng 9 2019

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...