Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ớ Đồng bằng sông Cửu Long
-Đất ở Đồng bằng sông cửu Long chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp
-Ở Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chính:
+Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30 % diện tích tự nhiên của đồng bằng), phân bố thành một dãi dọc sông Tiền và sông Hậu
+Đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau
+Đất mặn có diện tích gần 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan
Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát ở vùng cửa sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang.
b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do
-Có vị trí 3 mặt giáp biển
-Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa
-Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất
-Thuỷ triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Thuận lợi
+ Diện tích lớn, đất phù sa.
+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).
− Khó khăn
+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…
b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?
− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.
a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển
+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX
+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn
-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu
-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương
-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ cao, phân bố không đều.
- Phân hoá:
+ Nội vùng: trung tâm dọc sông Tiền, Hậu với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
+ Giữa các tỉnh và trong một tỉnh, giữa thành thị và nông thôn...
b) Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội).
HƯỚNG DẪN
− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.
− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.
− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.
− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.
-Mật độ dân số trung bình là 407 người/ k m 2 (năm 2002), nhưng phân bố không đồng đều
-Ven sông Tiền và sông Hậu
+Là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình từ 501 - 1.000 người/ k m 2
+Vì có đất phù sa sông màu mỡ, được khai thác từ lâu và đã tiến hành thâm canh lúa,..
+Đây cũng là nơi tập trung nhiều thị xã, thị trấn, giao thông vận tải phát triển
-Phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/ k m 2 , vì có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên)
-Phần lớn bán đảo Cà Mau
+Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/ k m 2
+Do đầm lầy và đất mặn
-Phần còn lại
+Mật độ dân số từ 101 - 500 người/ k m 2
+Là khu vực có độ cao trung bình, đất phèn là chủ yếu.
HƯỚNG DẪN
a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.
− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).
− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.
− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.
− Hiện nay:
+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.
+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).
b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.
− Bình quân đầu người 0,15 ha.
− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.
− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.
− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:
+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.
a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)
-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)
-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)
-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản
b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp
-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển
-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)
HƯỚNG DẪN
a) Các nhóm đất chính ở nước ta
- Nhóm đất feralit
+ Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
+ Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
+ Đặc tính chung: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét; có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
+ Các hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong, là loại đất xấu. Một số loại đất tốt như đất đỏ thẫm hoặc đỏ vàng hình thành trên đá badan và đá vôi, gọi là đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi. Chiếm một diện tích lớn ở khu vực đồi núi nước ta là loại đất feralit trên các loại đá khác.
- Trong nhóm đất feralit, có đất mùn núi cao được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao (khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao); chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.
- Nhóm đất phù sa
+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam, diện tích rộng lớn và đất phì nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn...
+ Nhóm đất này có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (ở Đồng bằng sông Hồng); đất phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ...), đất phù sa ngọt (dọc sông Tiền, sông Hậu.,.); đất chua, mặn, phèn (ở các vùng trũng Tây Nam Bộ)...
b) Có nhiều nhóm đất như vậy do nhiều nhân tố tạo nên đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Các nhân tố này tác động ở trên lãnh thổ nước ta khác nhau, sự phối hợp giữa chúng với nhau trong quá trình hình thành đất cũng khác nhau ở mỗi địa điểm trên lãnh thổ nước ta.
a) Tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và nêu sự phân bố của chúng ở vùng này.
- 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long : đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn
- Phân bố các loại đất :
+ Đất phù sa sông phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu
+ Đất phèn tập trung ở các vùng trúng : Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau...
+ Đất mặn phân bố ở ven biển
b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do :
- Có vị trí 3 mặt giáp biển
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa
- Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất.
- Thủy triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn.
mới học lớp 6 hà . ko fải thiên thần