Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam
− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).
− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.
b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.
− Đối với kinh tế
+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).
− Đối với an ninh
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
HƯỚNG DẪN
- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...
- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.
- Vùng biển ấm quanh năm.
b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.
- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.
a) Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam.
– Nội thủy:
+ Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
– Lãnh hải:
+ Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
+ Có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
b) Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng?
– Vị trí tiền tiêu bảo vệ đất liền.
– Cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
HƯỚNG DẪN
- Tình hình phát triển
+ Tổng kim ngạch liên tục tăng.
+ Tăng cả xuất và nhập khẩu, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
- Phân hóa theo lãnh thổ
+ Theo vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Và vùng phụ cận có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao, các vùng còn lại thấp hơn.
+ Theo tỉnh: TP. Hồ Chí Minh xuất siêu, Hà Nội nhập siêu, các tỉnh khác có sự phân hóa.
HƯỚNG DẪN
a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b) Tài nguyên khoáng sản
− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.
− Titan: Trữ lượng lớn.
− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
c) Tài nguyên hải sản
− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.
− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…
− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.
d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…
− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
-Thế mạnh
+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí
+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
+Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước
-Thực trạng phát triển (năm 2007):
+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người
+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%
+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ
Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%
Dịch vụ: 41,4%
Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %
c) Phương hướng phát triển
-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...
a) Thế mạnh
* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản, có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...
- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
b) Hạn chế
- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
HƯỚNG DẪN
− Là nơi có nhiều khả năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sinh vật: nguồn lợi thủy sản, rạn san hô.
+ Tài nguyên du lịch: phong cảnh đẹp, môi trường biển và khí hậu tốt.
+ Giao thông vận tải biển: nằm kề các đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
+ Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
− Có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.