K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

− Làm cho việc giao lưu kinh tế ở các địa phương trong vùng thuận tiện hơn.

− Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với các vùng kinh tế khác của đất nước do nâng cấp Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam.

− Tạo ra sự giao lưu giữa vùng này với trong nước và quốc tế thông qua việc nâng cấp mạng lưới sân bay, cảng biển.

− Tạo mối giao lưu theo hướng đông – tây, nhất là với Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan trên cơ sở phát triển các tuyến đường ngang và cảng nước sâu.

27 tháng 4 2019

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với thành phố Đà Nng (một trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng) và với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung.

- Hệ thng sân bay đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa.

- Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

13 tháng 12 2019

Đáp án D

24 tháng 4 2018

Đáp án: D

Giải thích: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì để làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

18 tháng 3 2019

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Vì thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu do cơ chế, chính sách quản lí, đa dạng hóa thành phần kinh tế hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài chứ không phải trực tiếp do phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

=> Chọn đáp án D

31 tháng 3 2017

Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với thành phố Đà Nẵng (một trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng) và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung.

- Hệ thông sân bay đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa.

- Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

7 tháng 8 2017

Phát biểu không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường. Vì nhìn chung, ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm tạo ra thế mở cửa cho vùng, đẩy mạnh giao lưu nội - ngoại vùng và thay đổi phân bố dân cư (sgk Địa lí 12 trang 165)

=> Chọn đáp án B

1 tháng 10 2018

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

26 tháng 9 2018

HƯỚNG DẪN

- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.

- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.

- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).

23 tháng 2 2019

a) Thuận lợi

* Vị trí địa lí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa. Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình - đất đai:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải dồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chủ yếu là đất cát pha thích hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, bông vải, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa) và trồng lúa ngô, khoai, rau quả.

+ Đất feralit trên đá badan Phú Yên, Quảng Ngãi và rải rác ở một số nơi khác; đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng núi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Các vùng gò đồi, đất rừng chân núi có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Khí hậu: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông.

- Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat. Tiềm năng thủy điện trên các sông không lớn nhưng cũng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng ở Tây Nguyên. Ngoài gỗ, rừng còn có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng của vùng là 39% (năm 2002).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Qung Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên biển:

+ Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi thuỷ sán (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lốt, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

+ Vùng ven biển thuận lợi cho việc sản xuất muối. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân s gần 8,4 triệu người (năm 2002), nguồn lao động tương đối dồi dào. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm).

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Qung Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...; hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, đất xấu.

- Độ che phủ rừng còn thấp.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn.

- Môi trường một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường.

- Đời sống của một bộ phận dân còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

- Chịu nhiều tổn thất về người và của trong chiến tranh.