Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca Bố thấy khó thở lắm ! Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về. Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ : Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi : Trong việc này, con không có lỗi. Chảng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như thé nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng. Rồi mãi sau này khi đã trưởng thành cậu vận luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng ,mua thuốc về nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu
Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.
An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.
Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.
Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.
Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.
Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do
BÀI ĐỌC
ĐẢO SAN HÔ
Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển nước ta có một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi một đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.
CH: Đảo hô có ở quần đảo nào của nước ta?
CÂY XOÀI
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ lắc đầu mà không nói gì.
CH: Vì sao cây soài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà chú Tư?
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (0,25 điểm).
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).
+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,25 điểm.
(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chỗ: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (0,25 điểm).
(Chưa biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc (khoảng 80-100 tiếng) không quá 1 phút: 0,25 điểm.
(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).
Kể lại ngắn gọn chuyện bác sĩ Li khuất phục tên cướp biển.
Lần ấy bác sĩ Li nổi tiếng nhân từ đến thăm bệnh cho chủ quán. Tên cướp biển to lớn vạm vỡ, trên má có một vết sẹo chém dọc xuống đang ê a bài hát man rợ. Bỗng hắn đập tay xuống bàn quát bắt mọi người phải im. Ai nấy đều nín thít. Chỉ có bác sĩ Li vẫn nhẹ nhàng giảng giải cho ông chủ quán cách trị bệnh.
Tướng cướp trừng mắt về phía bác sĩ, quát:
– Mày có câm mồm không?
– Ngài bảo tôi phải không? – Bác sĩ điềm tĩnh hỏi lại.
Khi tên cướp bảo “phải” bác sĩ Li nhìn thẳng vào hắn và nói:
– Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác!
Tên tướng cướp đứng phắt dậy. Mắt ngầu máu trợn lên. Hắn rút dao ra lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Li vẫn dõng dạc và quả quyết:
– Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
Hai người gườm gườm nhìn nhau. Cả quán trọ im phăng phắc. Một lúc sau, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào bao, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.
Sau đó, bác sĩ lên ngựa.
Từ đêm ấy, tên tướng cướp im như thóc.
Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. Khi nước Pháp đặt nền móng bảo hộ Việt Nam đi vào ổn định, tôi bắt đầu chuyển hướng kinh doanh sang Việt Nam. Là người Pháp, được hưởng nhiều ưu tiên, tôi nhanh chóng mở ngay công ty vận tải đường biển. Hơn hai mươi năm làm ăn phát đạt thì công ty tôi gặp một đối thủ: ông Bạch Thái Bưởi, một chủ tàu người Việt. Bưởi xuất thân nghèo khổ, mồ côi cha từ bé nên phải bán hàng rong với mẹ. Tuy vậy, Bưởi có khuôn mặt khôi ngô và tư chất thông minh. Nhờ vậy, Bưởi được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi. Do đó, Bưởi có họ Bạch. Năm hai mươi mốt tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Anh nhanh chóng nắm vững kiến thức về thương mại và bắt đầu kinh doanh độc lập. Bưởi kinh doanh đủ mọi ngành: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… Có lúc anh cũng khánh kiệt gia sản nhưng anh vẫn không hề nản chí. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy khi những con tàu của người Hoa gần như độc chiếm các đường sông miền Bắc. Chủ tàu người Pháp chúng tôi chủ yếu kinh doanh ở miền Nam, cũng ít bị ảnh hưởng hơn nhưng thật sự chúng tôi: chủtàu Pháp, Hoa và Bưởi đang ở trên thương trường cạnh tranh khá quyết liệt. Bạch Thái Bưởi có phương pháp vận động khách hàng rất hay: ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Bưởi khích lệ,tinh thần dân tộc Việt rất cao nên hầu hết khách đi tàu đều đến ủng hộ ông. Họ rất thích biểu ngữ"Người ta thì đi tàu ta” của ông và tình nguyện giúp đỡ ông. Khách đi tàu gom tiền xu vào những ống tiết kiệm ông Bưởi cho treo trên tàu để quyên góp, trợ sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều còn tiền hào và tiền xu thì nhiều vô kể. Khách đi tàu của ông Bưởi mỗi ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa sau một thời gian cạnh tranh phải bán lại tàu cho ông Bưởi. Chúng tôi rút vào kinh doanh ở miền Nam vì ở miền Nam, chúng tôi được nhiều quyền lợi ưu tiên hơn. Sau đó, ông Bưởi còn mua xưởng đóng tàu,thuê kĩ sư giỏi để trông nom. Công ty vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi lớn mạnh có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên của lịch sử Việt Nam như: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị… Chỉ trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" nổi tiếng khắp Việt Nam thời ấy. Mặc dù thành công của ông Bạch Thái Bưởi là thất bại của chúng tôi nhưng tôi vẫn rất nể phục người doanh nhân bền chí, kiên trì, có nhiều sáng kiến như ông Bưởi. Ông đã làm cho những người Pháp, người Hoa phải e dè, cảm phục trí thông minh và chịu khó của người Việt. Ông Bưởi xứng đáng được tham gia vào thương trường rộng lớn như Đông Dương và thế giới.
Dạo ấy tình hình kinh tế đang phát triển. Đối với ngườiHoa chúng tôi, đây là cơ hội tốt để buôn bán, làm ăn trênthương trường. Tôi, một chủ tàu người Hoa cùng các đồngnghiệp đã làm ăn rất phát triển cho đến khi có một ngườitên là Bạch Thái Bưởi xuất hiện. Chuyện như sau: Tôi biết Bưởi là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cuộcsống của cậu rất khổ, phải theo mẹ bán hàng rong. Mộthôm, có nhà họ Bạch đến mua hàng của mẹ con họ. ThấyBưởi khôi ngô, lại qua nhiều lần để ý, nhà họ Bạch đã biếttính nết của cậu. Họ biết nếu nhận Bưởi về làm con, sẽ cóngày nở mày nở mặt. Họ nhận Bưởi về làm con nuôi và choăn học. Khi tròn 21 tuổi, Bưởi làm thư kí cho một hãngbuôn và học được rất nhiều thủ thuật từ họ. Được vài năm,anh đứng kinh doanh độc lập và trải đủ mọi nghề: buôn gỗ,ngô, lập nhà in,… Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đườngthuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang độc chiếmcác đường sông đất Bắc. Ban đầu, chúng tôi cười cậu, sứcbao nhiêu mà dám chọi với chúng tôi! Nhưng Bưởi đãchứng minh ngược lại. Cậu cho người đến các bến tàu diễnthuyết. Trên mỗi chiếc tàu, cậu dán dòng chữ “người tathì đi tàu ta” và treo một cái ống bên cạnh để khách nàođồng tình thì bỏ ống tiếp sức cho cậu. Bạch Thái Bưởi đã khôn khéo đánh vào niềm tự hào dân tộc. Khơi dậy lòngyêu nước của người Việt. Chẳng bao lâu, công ty của cậu đã rất thành đạt, ngày càng nhiều khách đi tàu của cậu.Nhiều người trong số chúng tôi đã phải bán lại tàu cho cậu.Công ti của Bưởi có hơn ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mangnhững cái tên lịch sử, xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi. Dù rất ấm ức vì bị thua Bưởi trên thương trường. nhưngtôi cũng rất khâm phục cậu bởi ý chí, nghị lực, quyết tâm.Cậu thật xứng đáng với danh hiệu: “ một bậc anh hùngkinh tế” như mọi người đương thời khen tặng.
cái ha ae các bn của tui
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sồng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
co ai o day ko
Đã hơn tháng nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới. Ở đây có rất nhiều vườn cây. Đối vói tôi điều thích thú nhất là được vào khu vườn táo của chú tôi vào các ngày nghỉ học. Đã một vài lần tôi đã được ăn những quả táo ngọt và to ở khu vườn dày đặc những thân cây táo xum xuê này. Chủ nhật sáng nay, tôi lại xin phép mẹ lên vườn táo của chú Sáu choi.
Sau khi chào hỏi mọi người và được ăn rất ngon lành mấy cái bánh bông lan to tướng của chị Lan, tôi tót ra vườn vói chú Sáu. Vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót theo chú, tôi thích thú nghĩ đến những cây táo đầy quả to, mọng lá xanh um ướt sương đang rung rinh đón nắng sớm. Hôm nay, tôi sẽ hái thật nhiều táo mang về cho bé Uyên. Chắc chán nó sẽ thích đây. Ô kìa!Cái gì thế này! Khu vườn táo trống trơn. Đó đáy, rải rác những gốc cây thẳng đuột, trơ trọi. Tôi ngơ ngác, chẳng hiểu sao cả, nhìn bộ mặt ỉu xìu của tôi, chú Sáu phi cười:
-Tính ăn táo hả? Hết quả rồi, chờ mùa sau đi nhóc ạ!
Trong lúc chú Sáu thu dọn nốt mấy đống cành lá ngổn ngang ở góc vườn. Tôi buồn bã ngồi xuống cái võng mắc giữa hai cây xoài lớn. Có lẽ chú Sáu không trồng táo nữa hay sao ấy. Mấy cây táo trong vườn đã bị chặt hết chẳng còn sót cây nào. Thân cây bị cưa gần sát gốc, quét một lóp vôi trắng như cái áo bệnh viện của người ốm.
Nhìn nhựa cây ứa ra đã khô lại trên những vết cưa trên thân cây, tôi thấy nghèn nghẹn như muốn khóc.
Nắng buổi sớm thật ấm, gió nhè nhẹ, nằm trên cái võng dưới bóng mát cây xoài một mình buồn bã, lát sau tôi thiếp đi lúc nào chẳng biết. Trong giấc mơ tôi thấy những cây táo bị cắt ngọn đang nói chuyện vói mình. Nghe thấy tiếng rên rỉ đau đớn phát ra từ một thân cây táo mập mạp, tôi đến gần, cây táo rên rỉ, nhăn nhó chào tôi.
-Ái chà, đau quá! Cậu bé mới đến đây à?
Hết sức ngạc nhiên và tò mò, tôi gật đầu. Cây táo lại nói:
-Cậu đến muộn. Hết mùa táo rồi. Sang năm tôi sẽ cho cậu thật nhiều quả ngọt.
Vẫn rất tò mò, tôi hỏi:
-Sang năm táo sẽ cho quả nữa à?
-Tất nhiên – Táo bật cười tươi – Cậu tưởng những cây táo chúng tôi bị cưa thế này là chết à? Không đâu, người ta cưa thế này là bỏ đi phần thân già cỗi đã hết nhựa sống sau mùa quả rồi. Có như thế sang năm chứng tôi mới cho quả sai, trái ngọt được. Nếu không chúng tôi sẽ bị già cỗi.
Đã bót ngỡ ngàng, nhìn cây táo vói khúc thân còn lại ngắn ngủn và cái gốc xù xì được vun bón, tôi đánh bạo hỏi:
-Thế sao có rất nhiều cây táo khác ở chỗ tôi không phải chịu hình phạt đau đớn đó?
Táo nghiêm giọng hãnh diện đáp:
-Đó không phải là hình phạt mà là một cách chăm sóc của con người đối vói chúng tôi. Loài táo dại vô tích sự mà cậu nhìn thấy thì không cần có sự chăm sóc.
-Thế nhưng còn thiếu gì cách chăm sóc sao lại chọn cách nguực đòi là làm cho đau đón, cắt bỏ hết phần cơ thể của táo? – Tôi hỏi.
Cây táo ôn tồn nói:
-Cậu mỏi đến đây, không rành việc trồng vườn nên không biết đấy thôi. Không còn cách nào khác đâu! Sau mỗi mùa táo, thân và cành của chúng tôi già đi, hết nhựa, cản trở sức sống, chỉ tổ làm mồi cho sâu bệnh, chỉ có cắt bỏ đi thì táo mùa sau mói khoẻ mạnh, cũng như con người ấy, nhiều lúc phải trải qua phẫu thuật đau đớn mói lành bệnh và bảo vệ được sự sống .
Thì ra là vậy. Ấy thế mà lúc nãy tôi chả hiểu gì cả. Đưa tay sờ nhẹ vào những vết cưa trên thân cây, tôi hỏi thầm:
-Mỗi năm phải chịu mỗi thử thách lớn như vậy, táo có đau buồn không?
-Đau thì có, nhưng buồn thì không cậu ạ. Người ta đâu chỉ cắt bỏ thân cây mà còn vun bón nửa. Muốn sống có ích đóng’ góp nhiều cho cuộc sống thì phải biết vứt bỏ những cái hư hỏng, cũ kĩ, tật bệnh trong con người mình. Có nhiều khi phải hi sinh, từ bỏ tất cả những cái yêu quý nhất nữa.
Mấy gốc táo kế cạnh nãy giờ chăm chú, yên lặng lắng nghe lúc này cũng thay nhau lên tiếng đồng tình:
-Này cậu cứ chờ đi. Đến mùa táo sau, đến đây, rồi cậu sẽ thấy chứ gì.
Đến giờ tôi đã hoàn toàn hiểu ra. Đúng như táo nói, con người ta cũng vậy. Có lúc cũng phải vứt đi những thói xấu, tật xấu, những cái cũ kĩ, lạc hậu thì mói cống hiến cho xã hội, chù đất nước.
Ông tôi vẫn hay nói vói chúng tôi điều đó. Trong những mẩu chuyện tôi đã học được nữa chứ. Có rất nhiều gương hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ, đã từng làm tôi khâm phục. Các chú ấy đã hi sinh một phần thân thể, hí sinh tài sản hoặc hi sinh cả mạng sống của mình nữa để giành được chiến thắng, đánh đuổi kẻ thù, còn chuyện giải phẫu để chữa hết bệnh cho con người – như táo nói – thì dễ hiểu rồi, tôi vẫn thấy nhiều người lắm. Bố tôi vốn là bác sĩ mà… Tôi cứ mơ màng và suy nghĩ như thế cho đến lúc chú Sáu đánh thức và bảo tôi về nhà…
Mùa xuân năm sau, những gốc táo hoàn toàn thay đổi hẳn. Những cành lá xanh um che lấp mất những vết cưa dạo trước. Nhìn những cây táo tốt tươi, tôi sung sướng nghĩ đến việc sẽ thực hiện lời hứa với bé Uyên. Chẳng bao lâu nữa, Uyên sẽ được tôi dắt đến đây và được tự tay hái những quả táo to tướng, thật ngon lành.