Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi rong chơi trong khu vườn nọ rồi không may mắc nạn. Đang loay hoay không biết làm sao thì có một cô bé ra vườn tưới cây đã thương tình cứu tôi.
Tôi vô cùng cảm kích trước lòng tốt của cô bé bởi tôi mắc nạn đã lâu mà không có ai cứu giúp. Ai trông thấy họ hàng bọ hung chúng tôi cũng ghét bỏ và chỉ muốn đi xa. Nhiều khi chính bản thân tôi cũng thấy tự ghét chính mình, ghét những việc mình đã làm trước đây. Cô bé có lẽ không hiểu nên tôi kể cho cô nghe câu chuyện của tôi. Câu chuyện rất dài .
Kiếp trước tôi cũng được làm một con người sống trên trần gian. Tên tôi là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc sai lầm tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ ở những xó xỉnh hôi hám và bị người đời khinh ghét. Tôi bị trừng phạt vì đã đối xử không tốt với Thạch Sanh, cậu em kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là chàng trai mồ côi nhưng tốt bụng, hiền lành và khỏe mạnh. Khi về ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không đòi hỏi điều gì. Thạch Sanh tốt bụng là thế mà tôi đã bao lần lấy oán trả ơn. Tôi đã lừa cậu ấy đi canh miếu thờ nhưng mục đích thực là để thế mạng tôi cho mãng xà. Nhưng Thạch Sanh không chết mà còn giết được con vật độc ác nữa. Thế là tôi nghĩ cách cướp công và đuổi Thạch Sanh đi. Sau khi đến kinh thành dâng công lên hoàng thượng, tôi được bổ chức quan Quận công danh giá, sống trong sung sướng, tôi dần dần quên đi người em kết nghĩa tốt bụng của mình.
Một thời gian sau, nhà vua tổ chức hội kén rể cho công chúa. Nàng xinh đẹp quá khiến tôi cũng mơ ước được làm phò mã. Nhưng không may nàng bị con đại bàng quái ác tha đi mất. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ. Người sai tôi đi cứu công chúa và hứa gả nàng cho tôi. Trong niềm vui sướng ngập tràn tôi cũng vô cùng hoang mang lo sợ, không biết công chúa ở đâu mà tìm.... Và một lần nữa tôi may mắn được Thạch Sanh giúp. Tôi không muốn gặp lại cậu em kết nghĩa này nhưng nghĩ chỉ có cậu ấy tìm được nơi công chúa bị giam giữ nên lợi dụng. Thạch Sanh vốn thật thà nên nhận lời giúp ta không chút nghi kỵ. Sau khi cứu được công chúa, ta đã lấp miệng hang lại, vĩnh viễn chôn vùi chàng ta.
Tôi khấp khởi vui mừng vì mang được công chúa trở về cho hoàng thượng. Tôi đã nghĩ đến cảnh tượng một hôn lễ hoành tráng và được làm phò mã nhà vua. Nhưng dường như ước muốn ấy không được thực hiện. Công chúa sau khi được cứu ở hang về thì bị câm không nói năng được gì nữa. Nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Việc cưới xin đành phải hoãn lại. Trong lòng tôi lo lắng không yên.
Trong ngục tối, bỗng một hôm vang lên tiếng đàn. Tiếng đàn nghe mới não nùng làm sao, nó vang động đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa tự nhiên nói được. Câu đầu tiên nàng nói là muốn cha cho gặp người gảy đàn. Linh tính tôi mách bảo có chuyện không hay nhưng vẫn cố chờ đợi. Không ngờ tôi lại gặp
Thạch Sanh. Thật éo le biết bao. Mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần trong phút chốc. Bao mơ ước giàu sang, phú quý và lễ cưới với công chúa đã không còn. Có lẽ tôi sẽ bị mất mạng nữa. Nhưng nhờ có Thạch Sanh tốt bụng, tôi được tha tội chết, về quê sinh sống làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng, không bị chết dưới đao kiếm nhà vua lại bị trừng phạt bởi đao kiếm nhà trời. Thần sét được phái xuống trừng phạt tôi. Thế là từ đó, tôi không được đầu thai làm kiếp người nữa mà đời đời lảm gã bọ hung hôi hám ở xó xỉnh tối tăm...
Cậu em kết nghĩa Thạch Sanh của tôi, sau đó đã được lấy công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Nhưng lại vướng vào loạn 12 nước chư hầu kéo sang đánh vì trước kia bị công chúa từ hôn. Tôi nghĩ chắc lần này Thạch Sanh khó chống đỡ được. Nhưng tài ba thay, chàng ấy nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì của mình mà đánh thắng được lũ giặc, không tốn một mũi tên. Khâm phục thay cho tài trí Thạch Sanh.
Tôi hối hận lắm vì những sai trái của mình. Đời đời, kiếp kiếp tôi chỉ là con bọ hung bị ghét bỏ. Tôi chỉ ao ước một lần được hoá kiếp làm người, khi ấy tôi sẽ không làm điều xấu xa nữa. Không biết đến khi nào điều ước xa xôi đó mới thành hiện thực...
Xin chào các bạn! Tôi là Bọ Hung. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện của chính tôi và qua đây, mong mọi người đừng phạm phải sai lầm như tôi. Tôi vốn sinh ra được làm kiếp người, tên họ Lý Thông, nhưng do đã làm quá nhiều điều sai trái nên kiếp này tôi phải chịu phạt của ông trời, bị biến thành kiếp bọ hung.
Tôi làm công việc bán rượu ở vùng quê nghèo, quanh năm chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng. Trong một lần đi bán rượu, tình cờ tôi gặp được Thạch Sanh, cậu ấy mồ côi cha mẹ nhưng là một người khỏe mạnh và tốt bụng. Tôi chợt nảy ra ý kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh, cậu ấy vui vẻ đồng ý ngay. Khi về nhà tôi, cậu ấy chăm chỉ siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều. Cậu ấy là người nhân hậu thật thà, thế mà tôi lại lấy lòng tiểu nhân hãm hại cậu ấy. Tôi lừa cậu ấy thay tôi canh miếu, mục đích là thế mạng tôi cho Chằn tinh ăn. Nhưng cậu ấy không chết lại còn giết được con Chằn tinh hung ác kia. Tôi chẳng những không biết ơn công cứu mạng của Thạch Sanh lại còn lừa cậu ấy chiếm chiến công giết Chằn tinh. Sau khi tôi lên kinh thành dâng chiến công cho hoàng thượng, tôi đã được phong chức quan Quận công và sống trong sung sướng, tôi đã quên đi người em kết nghĩa của mình.
Một thời gian sau, nhà vua kén rể cho công chúa, công chúa là một người cao quý, dung mạo xinh đẹp làm bao người mê mẩn. Nhưng không may trong buổi kén rể, công chúa đã bị một con đại bàng lớn bắt đi. Nhà vua đã cử tôi đi cứu công chúa, nếu cứu được công chúa, vua sẽ gả công chúa cho tôi. Nghe được tin này tôi rất vui nhưng cũng rất lo lắng vì tôi không biết công chúa ở đâu và bản thân cũng chẳng có tài cán gì cả. Tôi chợt nhớ đến Thạch Sanh, lân la đến nhờ cậy và thật may mắn, được Thạch Sanh giúp. Cậu ấy giúp tôi tìm được chỗ công chúa bị giam giữ, tìm được công chúa và cứu được nàng. Nhưng lúc đó, sự ích kỉ và lòng tham nổi lên, tôi đã lấy đá lấp kín cửa hang, để một lần nữa chiếm công lao của Thạch Sanh.
Khi đưa công chúa về hoàng cung, tôi hí hửng nghĩ đến lễ cưới sang trọng với công chúa và được trở thành phò mã của nhà vua. Nhưng ước nguyện ấy không thành được vì sau khi trở về, công chúa không nói chuyện, mặt nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Bỗng một ngày, đột nhiên trong ngục tối, tiếng đàn nghe rất bi thương và não nùng vang đến tận hoàng cung, khi công chúa nghe thấy tiếng đàn, nàng đã nói chuyện được trở lại. Câu đầu tiên nàng nói là muốn gặp người gảy đàn. Linh tính của tôi mách bảo có chuyện gì đó không hay sẽ xảy ra. Quả đúng như vậy, tôi gặp lại Thạch Sanh và mọi tội lỗi của tôi đã bị vạch trần. Tôi tưởng chừng mình sẽ bị nhà vua trừng phạt nhưng không, Thạch Sanh đã xin nhà vua tha tội cho tôi, tôi quay trở lại quê làm ăn nhưng do nghiệp của tôi quá lớn, ông trời không tha thứ cho tôi, tôi đã Thần Sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh sau đó đã lấy công chúa và trở thành phò mã. Lễ cưới tổ chức tưng bừng, các hoàng tử của tám nước chư hầu vì ganh ghét đố kị đã tập hợp quân đội kéo sang đánh vào kinh thành. Nhờ sự tài ba của Thạch Sanh, cậu ấy đã đánh tan liên quân tám nước. Sau đó, nhà vua đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tôi rất hối hận về những việc mình đã làm trong quá khứ. Tôi đã bị trừng phạt, bị biến thành con bọ hung bẩn thỉu bị mọi người ghét bỏ. Tôi muốn trở lại làm người để sửa lại mọi lỗi lầm của mình. Qua câu chuyện của tôi, mong mọi người hãy sống nhân nghĩa, thương người tốt bụng như Thạch Sanh vì "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Mẫu cho bạn:
- Giới thiệu tác phẩm và dẫn vào câu văn.
- Giá trị BPTT nhân hóa: "bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi".
+ Tác dụng:
-> Miêu tả con vật nói đến "bọ ngựa" sinh động và gần gũi, có cảm xúc hơn với người đọc.
-> làm cho câu văn trở nên hay hơn về nội dung lẫn hình thức.
- Đánh giá:
+ Nhà văn Tô Hoài đã đưa bptt nhân hóa vào văn của mình một cách tự nhiên làm cho độc giả đọc văn thấy thích thú và hấp dẫn hơn.
+ Chú bọ ngựa sau khi được nhân hóa liền trở nên giống với một cậu bé hợm mình nhưng đã biết ăn năn hối lỗi.
- Kết luận lại: BPTT nhân hóa là điểm ấn nổi bật nhất trong tác phẩm, làm cho từng câu chữ có hồn và có cảm xúc hơn.
Mẹ bọ ngựa phải đi kiếm ăn cho mùa đông sắp đến, gửi cậu ở lại khóm cây hồng. Chú bọ ngựa không nghe lời mẹ, đi chọc phá xóm làng, ra oai với Gián và Châu chấu. Tính hống hách và kiêu căng đã dạy chú một bài học. Vì dám chòng ghẹo Bọ Muỗm, cậu bọ ngựa bị cho một bài học nhớ đời, khi mẹ cậu về, cậu chỉ nói về việc mình đã ra oai như thế nào. Không ngờ, mẹ bọ ngựa lại biết tất cả mọi chuyện và khuyên cậu không nên hống hách và kiêu căng về bản thân mình như vậy.
tham khảo:
Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa. Tôi đề nghị được đi cứu công chúa cùng hắn.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Cứu được công chúa lên, Lí Thông cho người lấp cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi liền tìm cách khác. Khi đi sâu vào trong hang, tôi vô tình cứu được con trai của vua thủy tề. Sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình.
Nhưng tôi bị vu oan là mang tội ăn cắp. Ở trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh thì được nhà vua cho vào diện kiến. Tôi nói rõ sự tình cho vua nghe. Lí Thông bị trừng trị. Còn tôi được lấy công chúa.
THAM KHẢO :
Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:
– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.
Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: – Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.
Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.
Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.
Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.
Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.
Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.
Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.
Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.
Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ lúc lấy vợ, anh tôi lại trở nên lười biếng. Một hôm, anh trai gọi tôi đến nhà để bàn chuyện chia gia sản. Anh chia cho tôi một túp lều tranh, trước lều có một cây khế. Tôi là em nên chỉ biết nghe theo.
Hằng ngày, vợ chồng tôi đều chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế sai trĩu quả. Tôi bàn với vợ đem khế đi bán. Hôm đó, tôi ra vườn, định trèo lên hái khế thì nghe thấy tiếng rung lắc mạnh. Tôi vào nhà gọi vợ cùng ra xem. Thì ra có một con chim lớn đang ăn khế. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn khế. Vợ tôi lo lắng, liền chạy ra nói với chim:
- Thưa ngài chim thần, ngài ăn như thế thì nhà con còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ tôi làm theo lời chim nói, may một chiếc túi ba gang. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên.
Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, hạ xuống một cái hang. Từ cửa hang đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Thấy bên trong hàng vừa sâu vừa tối, tôi chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Sau đó, tôi ra hiệu cho chim bay về. Kể từ đó, cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn trước. Hai vợ chồng còn giúp đỡ những người nghèo khó trong làng.
Tiếng lành cứ thế đồn xa, đến tai anh trai tôi. Một hôm, anh đến chơi rồi gặng hỏi. Tôi liền kể cho anh nghe. Xong, anh đòi đổi hết tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thấy anh tha thiết cầu xin nên tôi cũng bằng lòng.
Từ lúc dọn đến sống, vợ chồng anh tôi chỉ ăn và ngồi chờ chim thần tới. Mãi đến một hôm, chim thần đến. Họ mới chạy ra nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế. Chim ăn hết rồi thì lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.
Nhưng vợ chồng anh trai tôi đã may hẳn chiếc túi mười gang. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Anh tôi không chỉ lấy đầy tay nải, mà còn nhét cả vào túi quần túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai của tôi bị sóng cuốn, bao nhiêu của cái cũng mất hết.