Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xi-xin-li-a ngày ... tháng ... năm ...
Bố kính mến!
Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.
Thưa bố!
Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.
Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".
Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.
Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.
Vậy mà con đã...!
Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.
Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!
Bố kính yêu!
Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...
Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!
Bố kính mến của con!
Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.
Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng : Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Mong bố tha thứ cho con1 Kính chúc bốmạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!
Con trai của bố
En-ri-cô
Gửi mẹ
Thưa mẹ, con là En - ri - cô, đứa con tội lỗi của mẹ đây...
Co xin người tha lỗi cho con, tha thứ cho những điều mà con biết rằng, sẽ rất khó lành trong tâm trí mẹ vào cái ngày hôm ấy. Bố đã gửi cho con một lá thư bằng nhữung điều từ đáy lòng. Lá thư mà bố gửi cho con sẽ mãi mãi là lời nhắc nhở đối với bổn phận của một con người. Hằng đêm, con thầm nguyện Chúa tha thứ cho lỗi lầm ấy, con mong sao khoảnh khắc ấy chỉ là trong mơ, lạy Chúa chỉ là một cơn mơ mà thôi mẹ ạ. Con đã hối hận và đã khóc rất nhiều khi đọc lá thư của bố, đó là tất cả những tình yêu bố dành cho con và rất nhiều cho mẹ nữa. Con chợt tỉnh với bao ân hận và day dứt trong lòng, đứa con bất hiếu này làm sao có thể xứng với sự hy sinh vĩ đại ấy hở mẹ ? Con hối hận vì đã lỡ thốt ra những lời bất kính với mẹ, những gì mà bố viết trong thư như ngàn hòn đá nặng đè lên tâm trí con. Lúc đó, con bỗng thấy mặt mẹ tái đi, sự đau đớn không thể che dấu bằng những giọt lệ đang nhòa dần trên gương mặt xanh xao của mẹ. Nét bối rối của cô giáo cũng hiện rõ khi thấy con thốt ra những lời không đáng đó. Còn bố lặng dần trong sự ngạc nhiên và nhìn con bằng những cái nhìn như muốn hỏi rằng "tại sao con lại làm thế ?".Và con nhớ rằng, cả ngày hôm đó cả nhà đắm chìm trong sự lạnh lẽo và lặng lẽ. Con ăn năn rất nhiều trong bốn bức tường khép kín, trước mắt con hiện ra hình ảnh mẹ vất vả, cực khổ chăm sóc để con có được ngày hôm nay. Vậy mà... trong phút chốc những điều ấp ủ ấy tan vỡ trong chốc lát. Lời nói của bố vẫn vang lên bên tai con " Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả, thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào trà đạp lên tình yêu thương đó" Con thầm gọi tên mẹ như một lời xin lỗi chân thành nhất từ trái tim con. Con dằn vặt mỗi đêm dù biết rằng quá khứ là không thể quay ngược lại, con hứa rằng con sẽ cố gắng không làm mẹ buồn vì bất cứ điều gì nữa, sẽ mãi là như vậy mẹ à. Con muốn nói với mẹ rằng con yêu mẹ nhiều lắm... Mẹ hãy hôn con, để cái hôn ấy mãi mãi xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con, để gia đình chúng ta mãi là một gia đình hạnh phúc...
Ngàn lần xin mẹ tha thứ cho con
Con trai mẹ
En - ri - cô
Nguồn : Tự làm
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.
Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trổng đáng kể, có thế làm giảm tới 20% sàn lượng thu hoạch hằng năm.
Gợi ý:
-Sự đam mê cờ bạc của tên quan phủ với đám nha lại dưới quyền diễn ra ngay trên mặt đê, trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã nói lên sự tàn ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Những lá bài tổ tôm có một ma lực lớn đến độ nào mà khiến cho tên quan phủ quên hết trách nhiệm của mình, quên cả mối hiểm nguy, chết chóc đang đe dọa sinh mạng, tài sản của bao người? Phải! Hắn ta đâu cần biết những điều đó vì quanh hắn lúc nào cũng có bọn tay sai nịnh nọt, hầu hạ, dạ vâng… Chúng thi nhau tỏ ra cho quan biết là: Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng: Mình có đôi, mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng cố ý nhường cho quan thắng bài liên tiếp để lấy lòng quan lớn. Sau khi quan xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh rung đùi, vuốt râu mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Có người bẩm báo là có khi đê vỡ, hắn trả lời thật phũ phàng: Mặc kệ! Sau đó lại tiếp tục đánh bài.Thú cờ bạc và những đồng tiền vơ vét được từ ván bài đã làm cho hắn mất hết lương tri: Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.
-Tính cách của tên quan phủ được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ qua các cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, về cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc… Về lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: Dạ bẩm bốc tiếng quan lớn truyền: ừ. Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? Khi chơi bài, quan lớn tỏ ra vô cùng thành thạo: ù ***** Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày ! =>Ở đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng: Cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
* Chúc bạn học tốt ạ *
1. Vai trò : Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
2. - Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.