K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
18 tháng 10 2021
a) có 3 phần
mở bài : giới thiệu phẩm chất của tấm gương
thân bài :các đức tính của tấm gương
kết bài :khẳng định lại phẩm chất của tấm gương
b) ca ngợi đức tính trung thực của con người .theo e tình cảm đó rất rõ ràng và chân thực
c)để thể hiện tình cảm đó ,tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương vì gương phản chiếu mọi vật xung quanh
cảm ơn bn nha
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1) Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)
* Tên tuổi
- Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên
- Một số bút danh khác: Văn Thiên, Lê "nhà quê", . . .
* Nơi sinh sống, quê hương
- Quê quán: Nghệ An - mảnh đất nghi trung
=> Là nhà phê bình văn học xuất sắc (được tặng giải thưởng HCM về Văn hóa - Nghệ thuật năm 2000)
Nói đến Hoài Thanh là nói đến một đôi mắt sắc sảo, một tâm hồn thấu mọi tâm hồn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông không phải là một bài thơ, một truyện ngắn, mà là một tập sách phê bình văn học mang tên "Thi nhân Việt Nam" - cuốn sách đã cho thấy diện mạo của thi ca nước nhà giai đoạn 1932 - 1941, đồng thời cũng giới thiệu đến độc giả những gương mặt tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ và những nhà thơ khác. Có thể nói Hoài Thanh chính là một cây đại thụ của nền phê bình Việt Nam.
2) Tác phẩm
a) Xuất xứ
- Sáng tác năm 1936.
- In trong cuốn "Văn chương và hành động" (cuốn mà có lần đổi tên thành "Ý nghĩa và công dụng của văn chương").
II. Thể loại, phương thức biểu đạt chính
1) Thể loại: là văn nghị luận văn học với tựa bài nghị luận chứng minh
2) Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, bình luận. Cũng là một tác phẩm bình luận văn học, bởi lẽ đó khó tránh được việc tác giả sử dụng một số từ ngữ có phần mới mẻ.
III. Bố cục, nội dung chính mỗi phần
1. Đặt vấn đề (luận điểm cơ sở): từ đầu đến "muôn vật, muôn loài".
Nội dung: nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Mượn câu chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc con chim bị thương, quả tim hòa nhịp cùng với sự run rẩy của con chim sắp chết.
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương.
2. Giải quyết vấn đề (luận điểm phát triển): tiếp đến "quá đáng".
Nội dung: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
Nhiệm vụ của văn chương:
Sáng tạo sự sống
Hình dung sự sống:
- phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng:
+ phản ánh số phận con người
+ phản ánh tình cảm gia đình
+ phản ánh tình yêu quê hương, đất nước
gây những tình cảm không có: nảy sinh những tình cảm thẩm mĩ cao thượng mà trước khi thưởng thức văn chương không có
luyện những tình cảm ta sẵn có: hướng tới Chân - Thiện - Mỹ
3. Kết thúc luận điểm, vấn đề (luận điểm kết luận): còn lại.
Nội dung: khẳng định giá trị của văn chương.
- Nhấn mạnh ý nghĩa kì diệu của văn chương.
- Nhắc nhở độc giả: trân trọng văn nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật
IV. Luyện tập (trả lời câu hỏi)
Với những dữ liệu ở trên, bạn trả lời câu hỏi nhé