K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2017

- Truyện được kể theo trình tự ngược: từ thực tại ngược về quá khứ, kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”

- Người kể xưng tôi (ngôi thứ nhất)

- Yếu tố hồi tưởng trong truyện giúp truyện gây ấn tượng mạnh với người đọc về một kỉ niệm đáng nhớ giữa hai nhân vật → tình cảm thân thiết giữa “tôi” và Liên.

12 tháng 5 2019

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

12 tháng 1 2017

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

    + Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

16 tháng 2 2017

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

16 tháng 9 2021

Câu 1 :

- Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác tới.

- Hoàng tử bé gặp cáo trong hoàn cảnh cậu đang trên đường đi tìm con người. 

Câu 2 :

- Từ "cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong đoạn trích.

- Theo em, “cảm hóa” nghĩa là ta dùng tư tưởng, tình cảm, hành động, sự chân thành của mình để làm cho đối tượng đó thay đổi tốt hơ

Câu 3 :

- Cáo đã tha thiết mong được làm bạn với hoàng tử bé vì:

+ Hoàng tử bé rất dễ thương, không làm hại cáo mà muốn chơi cùng cáo.

+ Cuộc sống của cáo thật đơn điệu.

+ Cáo cũng nghĩ hoàng tử bé cần có một người bạn và vì thế nó dạy cho hoàng tử bé cách "cảm hóa" nó. 

Câu 4 :

- Nếu được hoàng tử bé "cảm hóa", cuộc sống của cáo sẽ được "chiếu sáng". "Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác".

- Qua đó, có thể thấy: Tình bạn thật sự chạm đến sự chân thành khi cả hai "cảm hóa" được lẫn nhau, và giúp đối phương trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 5 :

- Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã không hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé.

- Cáo đã khiến cho hoàng tử bé hiểu tại sao bông hồng lại là duy nhất.

Như cách lý giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành.

Câu 6 :

Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời của cáo "để cho nhớ": "Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần", "chính thời gian của mình bỏ ra cho bông hồng của mình", "mình có trách nhiệm với bông hồng của mình". 

Câu 7 :

- Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn.

- Bài học gần gũi nhất đối với em là: sự cảm hóa sẽ làm cho thế giới này tốt đẹp hơn và chúng ta có thêm những người bạn đáng quý.

Câu 8 :

- Theo em, nhân vật cáo là một nhân vật của truyện đồng thoại vì:

+ Là một câu chuyện dành cho thiếu nhi

+ Lấy loài vật làm nhân vật, nhân cách hóa con vật

+ "không thoát ly sinh hoạt thật" của loài cáo

+ Không xa rời cách nhìn theo thói quen của đối tượng độc giả là thiếu nhi.

tham khảo nha 

chúc bà học tốt đó :3

 

17 tháng 9 2021

Ôi pạn tui, thanks pà nhén

29 tháng 8 2019

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0