Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.
- Lý do C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ
+ C.Cô-lôm-bô tin rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng cũng như giới trí thức châu Âu đương thời, C.Cô-lôm-bô đã đánh giá sai kích thước của Trái Đất, ông đã tính toán rằng, vị trí của Ấn Độ nằm ở vị trí đúng ra là của khu vực Bắc Mĩ hiện nay.
+ Mặt khác, C.Cô-lôm-bô cũng tin rằng, chỉ có mình Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và Ấn Độ (lúc này con người chưa biết đến sự tồn tại của Thái Bình Dương).
=> Do đó, C.Cô-lôm-bô đã quyết định đi về hướng tây.
- Ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô: nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.
Những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí:
*Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế Đông - Tây
+ Góp phần khẳng định Trái Đất có dạng hình cầu
+ Đem lại cho con người những hiểu biết về vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới,..
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
*Tác động tiêu cực:
+ Nảy sinh quá trình biến những vùng đất thành thuộc địa
+ Nảy sinh việc cướp bóc và buôn bán nô lệ
+ Gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân các nước Châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La - tinh
Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 1, các hình 1.7, 1.8, hãy phân tích những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí.
=>
- Kinh tế : Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển , mở rộng thị trường buôn bán trên thế giới
- Văn học : đem lại cho loài người những hiểu biết về con đường mới , vùng đất từ đó mở rộng giao lưu văn hóa giữa các Châu Lục
- Xã hội : nạn buôn bán nô lệ và cướp bóc thuộc địa
C.Cô-lôm-bô:
- Thời gian: `1492-1502`
- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ
- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.
Ph. Ma-gien-lăng:
- Thời gian: `1519 - 1522`
- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)
- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.
- Cống hiến quan trọng nhất mà các phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph Ma-gien-lăng đem lại cho lịch sử nhân loại là nó đã tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới để tăng cường giao lưu giữa các châu lục.
- Vì nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc phát kiến là do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại bị người A – rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra con đường thương mại mới. Chính vì thế, đây là cống hiến quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.
Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu
=>
- Khái niệm : Lãnh địa là vùng đất rộng do lãnh chúa làm chủ
- Đặc điểm : Kính tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp . Trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến
=>
+ Lãnh chúa bốc lột sức lao động của nông nô Sống sung sướng còn nông nô là lực lượng chính bị bốc lột nặng nề
Các hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:
- Mang lại hiểu biết mới về những vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ.
- Dẫn đến quá trình di cư từ châu Âu, châu Phi, châu Á đến châu Mỹ, làm thay đổi đặc điểm dân cư, văn hóa, lịch sử của châu lục này.
Nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
- Năm 1497, V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha đã vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (1522)
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.
- Ý nghĩa:
+ Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.