Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay để chỉ bộ phận cơ thể con người
=> Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Đặc điểm của trường từ vựng
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
- Do hiện tượng từ nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
a.
- Trường từ vựng chỉ cảm xúc: nghẹn, ứ, khóc
- Trường từ vựng chỉ việc tiêu hóa, ăn (thực chất là để bộc lộ sự căm hận của chú bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ): cắn, nhai, ngấu nghiến.
- Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...
b.Câu ghép là câu:
- Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi.... => câu biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. (chính những cổ tục được so sánh với những vật cụ thể ở vế 1 mới là hệ quả để vế 2 được thực hiện)
- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ.... => câu biểu thị quan hệ đồng thời. (chính những hành động mà chú bé được trải nghiệm ở vế 1 mới đưa tới cảm nhận của chú bé Hồng ở vế 2)
a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.
b. Câu ghép:
- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
-> Quan hệ song hành.
Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.
c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man
Gạch ý thôi bạn nhé!:
- Tình cảm chú bé dành cho mẹ bao la dạt dào
- Cảm xúc nhớ nhung, thân quen dạt dào!
- Miêu tả: Đến bấy giờ..... gò má.
- Biểu cảm: Hay tại.... sung túc!
a) từ mơn man trong đoạn văn trên chỉ sự xao xuyến khi đc ngồi trog lòng mẹ.
còn từ mơn man trog văn bản tôi đi học chỉ sự quyến luyến, xao xuyến của buổi tựu trường.
b) đoạn văn trên gợi cho em thấy tình mẫu tử là tình yêu thương của người mẹ đối vs con cái là tình cảm thiêng liêng nhất.
Đoạn văn:
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!
1. Đoạn văn trên được trích trong đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng
2. Đoạn văn thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi”. Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh.
3. Trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người: nách, gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, khuôn miệng.
4. Phương thức biểu đạt: tự sự - biểu cảm- miêu tả. Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm giúp cho nhân vật “ tôi” thể hiện được tâm trạng, niềm vui sướng vô cùng khi được gặp mẹ. Qua sự kết hợp của các phương thức biểu đạt, người đọc sẽ dễ dàng hình dung, cảm nhận và đồng cảm với tác giả.
Đoạn văn trên trìh từ văn bản nào