K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2017

- Đoạn (c) phương thức nghị luận

    + Thức tỉnh mọi người phải tạo ra con đường mới, thay đổi nông thôn và xã hội Trung Quốc

    + Làm cuộc cách mạng để thay đổi xã hội, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn

8 tháng 1 2017

- Đoạn (b) phương thức chủ yếu là miêu tả

Tác giả muốn so sánh, làm nổi bật sự thay đổi đột ngột của Nhuận Thổ từ trước cho tới giờ

    + Tác giả miêu tả khuôn mặt, đôi mắt, nước da, bàn tay, dáng điệu

    + Nhuận Thổ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, tiều tụy và mụ mẫm đầu óc

30 tháng 12 2018

- Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:

    + Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ

    + Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ

17 tháng 6 2018

Chọn đáp án: C

19 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠNHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

1
16 tháng 6 2017

Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:

    + Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa

   + Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”

    + Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc

19 tháng 11 2018

Chọn đáp án: B

9 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Nhà văn Ha-mu-ki Mu-ra-ha-mi trong cuốn " Tôi nói gì khi nói về chạy bộ " đã viết:" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút  một tôi nâng cao chuẩn. Và bằng cách thức vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lí do tôi dốc hết sức mình ngày này qua ngày khác để naagn cao tầng mức của riêng...
Đọc tiếp

Nhà văn Ha-mu-ki Mu-ra-ha-mi trong cuốn " Tôi nói gì khi nói về chạy bộ " đã viết:" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút  một tôi nâng cao chuẩn. Và bằng cách thức vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lí do tôi dốc hết sức mình ngày này qua ngày khác để naagn cao tầng mức của riêng mình, tôi không phải là người chạy giỏi, hoàn toàn không. Tôi ở một mức bình thường -  hay có lẽ giống như tầm thường hơn. Nhưng vận động không phải ở đấy, vận động là ở chỗ tôi có hoàn thiện hơn ngày hôm qua hay không. Trong chạy cự li dài thì đối thủ duy nhất ta phải đánh bại là chính ta, chính cái cung cách cũ của ta.

a) Phương thức biểu đạt chính là gì ?

b) Người viết nói gì về đi bộ.

c) Những từ ngữ nào chứng tỏ :" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện ".

d) theo em chạy bộ ẩn dụ cho điều gì ?

e) Đọc câu cuối của đoạn văn. Hãy trình bày suy nghĩ của em từ 5-7 dòng.

0