K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi...
Đọc tiếp

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3

Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi đi thăm các gia đình bà con nội ngoại để chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Tôi đã tự hứa rằng nếu không có chuyện gì thì 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế, chừng nào tôi thành đạt, tôi sẽ trở về quê sống với má như những ngày trầm lặng đã qua, đó là ước mơ cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi rời quê trên một chiếc xe đò cũ, trong tôi biết bao kỉ niệm tràn về, khó tả…Những giọt nước mặn chát bất thần lăn trên đôi má khi xe qua đèo, những tưởng rằng sờn cảnh nghèo khổ tôi đã quên khóc như thế nào rồi chứ, sao hôm nay lạ vậy. Chiếc xe ì ạch, chậm chạp bò lên đỉnh đèo, hai bên toàn lâu sậy, chỉ còn vài tia sáng yếu ớt trên bầu trời đang đổ mưa phùn, trước cảnh vật như thế tôi không cầm được lòng mình nên đã vô tình làm rơi những giọt tâm trạng…

 

3
22 tháng 7 2018

Rất hay và miêu tả sâu sắc .

22 tháng 7 2018

hay lắm bn ạ

ra tiếp ik nhé

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới: Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới:

Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật khó tả.Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.Hát Quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ,truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu.

Khi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ.Bây giờ hát lại,trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt.Đó là niềm tự hào về tình yêu quê hương,đất nước.Xem xong trận bóng đá,con tôi lại hỏi:''Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba?Để con cùng ba mẹ hát Quốc ca''.

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2:Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát Quốc ca Việt Nam?

Câu 3:Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả hát theo khi Quốc ca Việt Nam vang lên.

Câu 4:Em có nhận xét gì về thực trạng hát Quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?

1
20 tháng 11 2016

câu 4 viết thành 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu

 

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí...
Đọc tiếp

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?

1
27 tháng 6 2018

1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.

2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.

Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.

3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn. 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu sau:Em thấy không,tất cả đã xa rồiTrong tiếng thở của thời gian rất khẽTuổi thơ kia ra đi cao ngạo thếHoa súng tím vào trong mắt lắm mê sayChùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tayTiếng ve trong veo xé đôi hồ nướcCon ve tiên tri vô tâm báo trướcCó lẽ 1 người cũng bắt đầu yêuMuốn nói bao nhiêu,muốn khóc bao nhiêuLời hát đầu xin hát về trường cũ1...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu sau:

Em thấy không,tất cả đã xa rồi

Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ 1 người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu,muốn khóc bao nhiêu

Lời hát đầu xin hát về trường cũ

1 lớp học buâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm-rụng xuống trái bàng đêm

Câu 1 : Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ

Câu 2 : Tại sao nhân vật trữ tình lại '' Muốn nói bao nhiêu,muốn khóc bao nhiêu '' ?

Câu 3 : Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ : Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Câu 4 : Nôi dung đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em ? ( Viết khoảng 4-5 câu )

 

1
16 tháng 5 2021
Em.lớp 8...
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠNHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

1
16 tháng 6 2017

Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:

    + Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa

   + Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”

    + Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

0