Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,
PTBD: biểu cảm
b,
Tác giả bày tỏ sự xót xa, tiếc thương. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt.
c,
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Đoạn thơ đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.
2. Thể thơ: thơ 5 chữ. PTBĐ: biểu cảm.
3. Câu nghi vấn: Hồn ở đâu bay giờ?
=> Câu hỏi tu từ để thể hiện cảm xúc, sự buồn bã, nỗi niềm thương tiếc đối với ông đồ, với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
4. Đoạn thơ trên thể hiện cảm xúc tiếc nuối trước sự suy tàn của Nho học đương thời.
5. Suy nghĩ về tinh thần yêu nước được gửi gắm qua văn bản: chúng ta cần gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Hiện thực trong thơ là hiện thực buồn. Vũ Đình Liên đã chọn những chi tiết rất đắt để thực hiện bi kịch của ông đồ, đó là “ lá vàng”, “mưa bụi”. Văn tả thật ít lời nói mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng của ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông. Câu thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. “Lá vàng” rơi giữa mùa xuân là một nghịch cảnh. Đó là ẩn dụ chỉ cuộc đời tàn lụi của ông đồ, của nét đẹp văn hóa dân tộc bị lãng quên. “Mưa bụi” là mưa nhỏ, dai dẳng tê tái lòng người. Phải chăng đó đâu chỉ là mưa ngoài trời mà là mưa trong lòng người? Đó là giọt nước mắt cay đắng nuốt vào trong tim.
mình gửi bạn tham khảo câu 1 nhé, chúc bạn học tốt
Câu 1 : Đoạn trích từ văn bản Ông đồ. Tác giả là Vũ Đình Liên
Câu 2 : Mùa xuân hiện tại vẫn phố xưa nhưng cuộc sống đã thay đổi, không còn ai chú ý đến ông đồ nữa
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự
Câu 3 :
- Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.
- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...
- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
=> Làm nổi bật, thể hiện ông đồ đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.
Câu 4 : Khi đặt trong cảnh Nho học suy tàn, ông đồ trong bức tranh hiện lên với tâm trạng của những u sầu, buồn bã. Vẫn là ông đồ, vẫn là mực tàu, giấy đỏ ấy nhưng chẳng còn cảnh nhộn nhịp thuở nào.Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ bị lãng quên, không còn ai quan tâm đến ông đồ.Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc.
Câu 5 :Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động củaÔng đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên
Câu 5 :
a, Thể thơ: Tự do.
PTBĐ: Biểu cảm
NDC: Nói về thời Nho học suy tàn và sự lãng quên ông đồ
b, Câu trần thuật:
''Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay''
Chức năng: Dùng để kể
c,
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn
TB:
Phân tích các cụm từ:
''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ''
Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Và phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một?
Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ
KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ
_mingnguyet.hoc24_