Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?" → hành động hỏi.
" Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" → hành động trình bày.
" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?" → mục đích hỏi.
" Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!" → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.
Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhất:
Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng "nhà tôi", ví dụ: Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi."); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: "Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:". Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ:
"Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sức thuyết phục cho bài văn.
a, Luận điểm của đoạn văn: " Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
b, Cách lập luận: tác giả sử dụng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.
c, Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất "chó đểu" của giai cấp nó.
d, Trong đoạn văn, những cụm từ "chuyện chó con", "giọng chó má", "thằng nhà giàu rước chó vào nhà"… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.