K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“Bác Hồ! Người cha già kính yêu của dân tộc. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhường nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Bác giản dị trong bữa ăn và cả trong cách mặc. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước”.
Câu 1: Đoạn văn trên đang đề cặp đến văn bản nào em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì II ? Cho biết tác giả của văn bản đó? 
Câu 2:  Xác định câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ?
Câu 3: Chia sẻ là một tình cảm thiêng liêng của con người trong cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 7 đến 10 câu), nêu suy nghĩ của em về sự chia sẻ của mọi người trong cuộc sống.

3
18 tháng 4 2022

Câu 1:

Đoạn văn trên đề cập đến văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"

Tác giả:Phạm Văn Đồng

Câu 2:

Câu đặc biệt:

-Bác Hồ! 

-Ôi! 

Tác dụng:

2 câu trên bộc lộ cảm xúc của người viết

 

 

18 tháng 4 2022

làm hộ tui với

 

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà...
Đọc tiếp

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

0
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấychiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câuchuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổtích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc vàngủ,...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy
chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu
chuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ
tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và
ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết
sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ
Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn
uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau
luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Câu 1.(2.0 điểm). Đoạn văn trên nói đến đức tính nào của Bác? Hãy viết một đoạn văn
ngắn (4 - 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức tính đó trong cuộc sống của chúng ta, trong
đoạn văn có sử dụng 01 câu rút gọn.

2
21 tháng 3 2022

ai lm dc nhan toi so 0946915136 nhan 20k

21 tháng 3 2022

ok em oki

Cho đoạn văn sau :Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại ...... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

1.Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì

2.Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác tác giả sử dụng những luận cứ nào trong đoạn văn trên

3.Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp.......Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ "Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Từ thành phần đó hãy xây dựng một câu văn hoàn chỉnh.

4.Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Em hãy kể thêm những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác mà em biết

0
Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấychiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câuchuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổtích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc vàngủ,...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy
chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu
chuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ
tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và
ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết
sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ
Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn
uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau
luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm một trạng ngữ có trong đoạn trích trên và cho biết công dụng của
trạng ngữ đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.
Câu 4 (0.5 điểm). Hãy cho biết tên của một văn bản gần với nội dung của đoạn trích trên
trong chương trình Ngữ văn 7 kì II?

giup mik

1
21 tháng 3 2022

1. PTBĐ: nghị luận

2. TN: Hằng ngày => TN chỉ thời gian

3. ND: Sự giản dị, thanh cao của một con người vĩ đại - Chủ tịch HCM

4. 1 VB có nội dung gần với ND của đoạn trích trên là văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - PVĐ

Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

4
25 tháng 8 2016

 a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

b) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ. 

c) Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

d) Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

25 tháng 8 2016

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

  – Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

0,25

 

0,25

 

 

 

   b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:

 

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ.

0,5 

 

 

 

 

c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.

 

–  Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:

 

Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 Câu 1: ( 2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ...
Đọc tiếp

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 vui

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (3,0 điểm)

Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).

Câu 3: (5,0 điểm)

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?

……………….Hết……………

4
19 tháng 11 2016

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi ***** một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Trả lời : _ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “

_ Tác giả là Phạm Văn Đồng

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

Trả lời : “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác( C )/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”( V)

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

_ Phép liệt kê : + Con ng của Bác , đời sống của Bác

+ Bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống

_ Tác dụng : liệt kê nh chi tiết để lm sáng tỏ Bác là con ng sống giản dị , điều đó đc mọi ng kính trọng , tin yêu .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống , chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người .

24 tháng 6 2016

ừm 

Trần Việt Hà lớp mấy vậy

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật