K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.

20 tháng 5 2018

Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

19 tháng 10 2017

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

18 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

20 tháng 1 2017

+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.

1 tháng 8 2019

- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác

- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…

- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.

9 tháng 12 2019

Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.

Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

 

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

1
3 tháng 9 2017

Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

15 tháng 2 2022

Tham khảo

"Nếu cuộc đời chỉ toàn chuyện xấu xa, thì sao cây táo lại nở hoa". Những điều đẹp đẽ ở đời vẫn sẽ ở đó, vẫn sẽ bên ta khi mà ta luôn tràn ngập những tin tưởng và luôn sống ngay thẳng, ghét sự giả dối ở đời. Sống ngay thẳng chính là việc ta không làm gì có lỗi với lương tâm của mình. Ta không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn tuân thủ đạo đức, hành động theo lương tri mách bảo. Chúng ta sẽ biết phân biệt đâu là đúng ,đâu là sai để giữ cho mình một sự thẳng mình. Ghét sư giả dối chính là biểu hiện đẹp của lối sống ngay thẳng. Chỉ khi bạn ghé điều giả dối thì bạn mới có thể hành động tốt, lên án cái sai, cái xấu. Khi biết sống thẳng mình hướng theo điều tốt đẹp chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời này ấm êm, giá trị và ý nghĩa vô cùng. Nhiều người sợ sống thẳng, sống thật sẽ bị ghét bỏ. Thế nhưng, nếu không thẳng, khong thật, cứ a dua thì liệu còn gì ở đời là màu trắng trong, là cái đúng, cái thật. Thử hỏi nếu bạn gian dối bao che cho người trốn khai báo y tế, bạn thấy việc sửa điểm cho thí sinh trong kì thi quốc gia .. bạn sẽ thế nào? Ngay thẳng có thể sẽ khiến nhiều người không hài lòng về ta. Nhưng, ta được là mình. Còn gì ý nghĩa hơn là mình ở đời này! 

15 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Trong cuộc sống chúng không thể tránh được những sự gian tà. Nó hiện hữu xung quanh chúng ta, khong thể nào tránh khỏi. Nhưng vì những điều đó chúng ta cần có lối sống ngày thằng. Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác. Với lối sống này sẽ giúp ta thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà. Hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Dàn ý của chị:

Nêu khái quát về vấn đề cần nghị luận. (Một trong những lối sống được trân quý hiên nay là lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà... )

Nêu ngắn gọn khái niệm của lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà  ?

 Người lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà là người như thế nào ?

Biểu hiện của nó? (Nêu dẫn chứng cụ thể...)

Trái ngược với lối sống lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà?

Đề xuất giải pháp...?

Bản thân em đã làm được gì để thể hiện lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà...?

Kết bài.