K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

14 tháng 4 2017

a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh

Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu

- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn

26 tháng 9 2019

Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi - chúng tôi; bạn - các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông; tao - chúng tao; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …

- Tao - chúng tao, mày - chúng mày, anh ấy, chị ấy…

16 tháng 2 2019

- Trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều có các lời dẫn trực tiếp

    + Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”

    + Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”

    + Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng

- Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh cộc lốc, trịch thượng, sỗ sàng, vừa kiểu cách vừa giả tạo

    + Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái

2 tháng 7 2017

Trước Cách mạng tháng tám 1945, đất nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước xưng “trẫm” với bề tôi, kẻ dưới

Việc Bác, chủ tịch nước, người đứng đầu nước Việt Nam mới xưng “tôi” gọi nhân dân là “đồng bào”

→ Người nghe cảm giác gần gũi người nói với người nghe

12 tháng 12 2016

có ai ko giup minh voi

 

12 tháng 12 2016

Bạn có thể đọc tác phẩm " Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố sau đó kể lại đoạn cai lệ đến nhà chị dậu đòi bắt anh dậu là được rồi.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.