Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.Bà ta/ một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.
C V
-> Câu đơn, không phải câu ghép.
b.Bà ta/ thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi/ vội quay đi, lấy nón che.
C V C V
-> Câu ghép.
c.Rồi chị/ đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
C V
-> Câu đơn, không phải câu ghép.
a. Bà ta một hôm nọ đi chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn
C V
- 1 cụm C-V
- không phải câu ghép
b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi lấy nón che
C V C V
- 2 cụm C-V
- câu ghép
c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không
C V
- 1 cụm C-V
- không phải câu ghép
a. Phương thức biểu cảm
b. Nghệ thuât: sử dụng quan hệ từ "và" (3 lần) như một sự liệt kê những cảm xúc bất tận của "tôi" khi được gặp mẹ. Những cảm nhận không thể chấm dứt ngay nên sử dụng từ "và" như một phương pháp kéo dài những tâm trạng mừng vui.
c. Nội dung: tâm trạng vui sướng tột cùng, hạnh phúc tột độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ
a/ Phương thức biểu đạt miêu tả
b/ dùng biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp 3 phương thức biểu đạt , tự sự , miêu tả , biểu cảm
c/ Ta lại nhân vật khi còn hơi nhỏ
Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Những cơn gió mang hơi thở lạnh lẽo của mùa đông phương bắc, cái giá lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà khi đi học, tôi lại không mặc áo ấm. Ngồi trong lớp tôi rét run lên và thầm nghĩ :" Sao lạnh quá! Kiểu này về thế nào cũng ốm mất.Ước gì bây giờ mẹ mang áo tới cho mình." Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ đang đứng ngoài của lớp với chiếc áo lên trên tay nét mặt mẹ tươi cuwoif nhưng cũng có phần lo lắng. Mẹ xin phép cô cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là là chiếc áo len mẹ đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái, khoác chiếc áo vào tôi cảm thấy được sự ấm áp của tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn ôm chầm ấy mẹ mà nói rằng "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!"
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
(...)Bên ngoài trời lạnh như thế, tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, liền gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con có cuộc họp công ty, khoảng 6 giờ mẹ gọi điện đánh thức con dậy nhé!”
Sáng hôm sau, điện thoại báo thức vang lên trong lúc tôi còn đang mộng đẹp. Ở đầu dây bên kia, mẹ nói: “Con gái mau dậy đi, hôm nay con còn có cuộc họp đấy”. Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 5h40, liền cảm thấy khó chịu mà cằn nhằn mẹ: “Chẳng phải con nói 6 giờ mới gọi con dậy sao? Con còn muốn ngủ thêm một lát nữa, lại bị mẹ làm phiền rồi”. Mẹ ở đầu dây bên kia lặng im không nói gì, tôi cũng cúp điện thoại…
Tôi ngồi dậy rửa mặt, chải đầu rồi ra khỏi nhà. Thời tiết thật lạnh, cái lạnh như cắt da cắt thịt, khắp nơi toàn là tuyết, trời đất chỉ một màu. Tại ga xe bus tôi không ngừng dậm chân cho đỡ lạnh, trời vẫn còn tối đen như mực, đứng bên cạnh tôi là hai ông bà lão tóc bạc trắng. Tôi nghe ông lão nói với bà: “Bà xem xem, cả đêm ngủ không yên giấc, mới sáng sớm đã thúc tôi dậy rồi, nên giờ mới phải chờ lâu như thế”. Năm phút sau, cuối cùng xe bus cũng đã tới. Tôi vội bước lên xe, tài xế là một người thanh niên còn rất trẻ, anh ta chờ tôi lên xe rồi vội vã lái xe đi.Tôi nói: “Khoan đã! Anh tài xế, phía dưới còn có hai ông bà lão nữa, thời tiết lạnh như thế mà họ đã đợi từ rất lâu rồi, sao anh không chờ họ lên xe mà đã đi rồi?” Anh ta ngoảnh đầu lại, cười nói: “Không sao đâu, đó là cha mẹ của tôi đó. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, nên họ đến xem tôi đấy”.
Tôi đột nhiên rơi lệ, nhìn lại dòng tin nhắn của cha tôi: “Con gái, mẹ của con cả đêm ngủ không được, mới sáng sớm đã tỉnh dậy, bà ấy lo con sẽ muộn
(“Mẹ”, Báo Gia đình mới, 2021)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Tự sự.
Câu 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên?
- Tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp - đi kèm dấu ngoặc kép.
Câu 3 . Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ nói quá trong đoạn văn in đậm ở trên.
- Phép tu từ nói quá trong đoạn văn in đậm ở trên: "cái lạnh như cắt da cắt thịt".
-> Tác dụng: Nhấn mạnh rất lạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Câu 4. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích trên là gì?
- Hãy trân trọng từng phút giây bên cha mẹ, bởi không ai có thể biết được khi nào họ sẽ rời xa ta mãi mãi.
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (7-10 câu) với chủ đề: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
- Câu này cậu tham khảo nhe!
Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thảo với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Sự tôn trọng, yêu thương, đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với cha mẹ là những hành động, nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa và khen ngợi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình. Lại có những người phủi trách nhiệm của mình với cha mẹ, thậm chí có những hành động ngược đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi góc nhìn, cách nghĩ, cách hành động của bản thân để trở thành người con có hiếu và người công dân tốt của tổ quốc. Cuộc sống rất ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không sống trọn đời bên ta, chúng ta cần sống và làm những việc tốt đẹp để giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trọn vẹn hơn.
hay đấy