K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2017

Trạng ngữ: nhận được phiến trát của Sơn hưng Tuyên đốc bộ đường.

Câu văn có trạng ngữ ở đầu câu, tác dụng để thể hiện thông tin đã biết, phân biệt thứ yếu với tin quan trọng

Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường , viên quan coi ngục quay lại hỏi thấy thơ lại giúp việc trong để lao: -Này , thầy bát , cử công văn này , thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém . Trong đó , tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao . Tôi nghe ngờ ngợ . Huấn Cao ? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất...
Đọc tiếp

Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường , viên quan coi ngục quay lại hỏi thấy thơ lại giúp việc trong để lao: -Này , thầy bát , cử công văn này , thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém . Trong đó , tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao . Tôi nghe ngờ ngợ . Huấn Cao ? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không ? Thầy thơ lại xin phép đọc công văn .- Dạ , bẩm chính y đó . Dạ bẩm có chuyện chỉ vậy ? -Không , tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn , thì tôi cũng hỏi thế thôi . Thôi , cho thầy lui . À , nhưng mà thong thả .Thầy bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng trong cùng . Có việc dùng đến . Thấy liệu cái buồng giam đó có cảm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không ? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao , ngoài cái tài viết chữ tốt , lại còn có tại bẻ khóa và vượt ngục nữa không ? - Dạ bẩm , thế ra y văn võ đều có tài cả . Chà chà ! 1.Văn bản trên nói về vấn đề gì? 2.Phân tích các yếu tố ngữ cảnh của văn bản trên( nhân vật giao tiếp; bối cảnh ngoài ngôn ngữ:bối cảnh giao tiếp rộng ,bối cảnh giao tiếp hẹp,hiện thực được nói tới;văn cảnh )

0
22 tháng 8 2019

Tất cả các thành phần trên thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước trong một văn bản, điều đó làm nên mạch liên kết

13 tháng 1 2018

 Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

- Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

23 tháng 10 2019

Câu bị động trong đoạn văn trên: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả

Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

→ Sự xuất hiện của câu chủ động không hợp lí, câu đầu đang nói về “hắn”, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài, không thể đột ngột nói tới chủ thể khác ( người đàn bà)

Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng...
Đọc tiếp
Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thế đục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) b) Chỗ đứng chính của vân nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn–xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
1
26 tháng 4 2018

a, Khởi ngữ nằm trong câu: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập

- Khởi ngữ tự tôi.

Vị trí: đầu câu

Tác dụng: nêu lên đề tài có liên quan tới điều nói tới trong câu trước (đồng bào- tôi)

b, Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khi chính của văn nghệ

- Khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc

- Vị trí: đứng đầu câu

- Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin ở câu đã có phía trước)

28 tháng 11 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao

+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục

+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

8 tháng 8 2018

Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu