Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#tham_khảo:
Khi đọc bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hình bóng đất nước hiện lên trong tâm trí người đọc thật phi thường biết mấy, cùng với đó là những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đất nước mình tuy còn nhỏ bé, tuy còn nghèo thế nhưng đã làm được những điều không tưởng. Bởi lẽ sức mạnh ấy xuất phát từ hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng mà Bác Hồ từng nói. Khi người dân gặp nguy nan, tình yêu thương, sẻ chia, nghĩa đồng bào lại càng được phát huy mạnh mẽ. Đất nước mình còn giàu lòng nhân ái khi dang rộng vòng tay giúp đỡ người anh em láng giềng lúc lâm nguy, hay cả “chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương” - họ là những người con xa xứ. Điều đó phải chăng xuất phát từ sự nhân hậu, tình yêu thương con người? Đất nước mình đoàn kết, một lòng chống dịch như chống giặc, một cuộc chiến mà không ai bị bỏ lại. Ôi! Tự hào biết mấy khi là người con đất Việt! Yêu thương biết mấy hai tiếng Việt Nam!
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đông bào
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy
a) Xác định thể thơ trên? Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
- Thể thơ: Tự do.
- PTBĐ: Biểu cảm.
b) Khi được hỏi về bài thơ trên, cô Chu Ngọc Thanh trả lời: đó là lời cô nhắn nhủ với học sinh:" Cô muốn các em khắc sâu trong tim mình hình bóng đất nước. Cô không muốn nói nhiều về cách phòng chống dịch, bởi vì điều đó đã được Bộ Y tế nhắc nhở hằng ngày. Cô chỉ muốn nói với các em về hình ảnh của đất nước ta trong cuộc kháng chiến này. Đó là nhờ vào sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, sự đoàn kết nhân ái của đồng bào ta và sự thận trong đầy trách nhiệm của tất cả mọi người chắc hẳn cả nước ta sẽ thoát khỏi đại dịch Covid."
Hãy chỉ ra 1 phép liên kết và 1 thành phần biệt lập được sử dụng trong lời nhắn nhủ của cô Thanh
- Phép liên kết: phép nối (Đó là)
- Thành phần biệt lập: chỉ
c) Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn
- Điệp từ: "cô".
- Liệt kê: "sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, sự đoàn kết nhân ái của đồng bào ta và sự thận trong đầy trách nhiệm của tất cả mọi người ...".
Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân
- Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh
- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng
- Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm…
- Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp
1. ''Mái trường'': Là nơi cho em trưởng thành, khôn lớn và sẽ cho em nhiều bài học hay
''Cô'': Là người chắp cánh ước mơ, dẫn nối em đến với con đường thành công