Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:
- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.
- Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.
- Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :
+ Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Mình nghĩ từ "câu thơ " không phải câu nói, câu hỏi, câu xác định.... :)
Từ "Dòng thơ" cũng không đồng âm , tạm ẩn nghĩa dòng sông, dòng nước, dòng chảy , nếu ai dùng từ trong hoàn cảnh , nghe lạ, cách nói lạ ...thì tạm hiểu vậy.
Dòng thơ có thẻ chỉ dùng chỉ nhiều bài thơ của cùng một tác giả
câu thơ , có thể nói/ viết câu thơ " cả bài" " một hàng" thì tùy . cứ như một cái đĩa to thất to bạn để 1 lát trứng nhỏ bưng ra và nói : hôm nay có món trứng ! vậy.
Có làm bạn cười không? Văn là môn " ăn không thấy món" " ngửi thì chỉ thấy mùi trong thơ"
Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua.
"sang thu" là những cảm nhận một cách tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh về thời khắc đất trời chuyển từ hè sang thu, thời khắc mà nếu ko để ý kĩ càng thì khó mà cảm nhận được 1 cách sâu sắc.Và dường như nó khó có thể bắt gặp như vậy nên cảm xúc của hữu thỉnh cũng dâng trào và tạo thành 1 mạch thơ.
ông chỉ sử dụng một dấu chấm ở cuối bài thơ, nhằm để tạo mạch cảm xúc dâng trào cho toàn bài. đồng thời, nó cũng thể hiện tình cảm của ông khi cảm nhận thời khắc giao mùa ấy, tràn đầy và trào dâng.
Và cái mạch cảm xúc ấy thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh miêu tả, ông lấy nó làm đại diện để truyền cảm xúc đến ngừoi đọc.
đó là một điều làm nên cái hay của bài thơ.
điều đó tạo sự liền mạch về cảnh vật từ mô Hồ đến rõ rệt rồi từ rõ rệt đến sự chuyển biến trong lòng cảnh vật tạo sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình bất ngờ ngỡ ngàng say sưa ngây ngất suy ngẫm về cuộc đời
a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
Tk:
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
Câu trên đã đảo vị trí vủa chủ ngữ và vị ngữ với nhau
Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi thời tiết, sự giảm đi về mức độ và cường độ khi giao mùa
Thể hiện niềm vui của tác giả khi thấy mùa thu đã đến
Tham khảo nha
Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua.
"sang thu" là những cảm nhận một cách tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh về thời khắc đất trời chuyển từ hè sang thu, thời khắc mà nếu ko để ý kĩ càng thì khó mà cảm nhận được 1 cách sâu sắc.
Điều đó tạo sự liền mạch về cảnh vật từ mô Hồ đến rõ rệt rồi từ rõ rệt đến sự chuyển biến trong lòng cảnh vật tạo sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình bất ngờ ngỡ ngàng say sưa ngây ngất suy ngẫm về cuộc đời