Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của âm. Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB.
Ví dụ: Dùng tay gẩy cho đầu thước dao động như trong hình 1 và 2.
Âm trong trường hợp 1 (hình 1) phát ra to hơn âm trong trường hợp 2 (hình 2).
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động, biên độ dao động càng lớn âm càng to.
⇒ Chọn đáp án C.
Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố: Biên độ dao động.
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
Biên độ dao động lớn, âm phát ra to.
Biên độ dao động thấp, âm phát ra nhỏ.
Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố: Tần số dao động.
- Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp.
Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ. ( biên độ giao động)
- Âm cao, âm thấp phụ thuộc vào tần số dao động :
+ Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
+Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.
ví dụ:
-Dây đàn căng nhiều, tần số lớn, khi gẩy phát ra âm cao. Dây căng ít. tần số dao động nhỏ, khi gẩy phát ra âm thấp.
-Trống mới, mặt trống căng,khi gõ, tần số dao động của mặt trống lớn, âm phát ra bổng, trống cũ, mặt trống chùng, khi gõ tần số dao động nhỏ, âm phát ra thấp.
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của âm.
Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Ví dụ: Âm có tần số 120 Hz thì cao hơn âm có tần số 70 Hz.
Ví dụ: Âm “Mi” có tần số 324 Hz thấp hơn âm “Sol” có tần số 384 Hz và thấp hơn âm “La” có tần số 432 Hz.