Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gồm 2 giai cấp :
- Địa chủ [ gồm : vua , địa chủ , quý tộc ] họ là những người có địa vị trong xã hội , có cuộc sống giàu có và bóc lột nhân dân , .....
- Nông dân : là tầng lớp bị bóc lột tàn tệ , nghèo khổ trong xã hội . Họ chiếm tuyệt đối số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn , họ có rất ít đất hoặc ko có đất , f đi cày ruộng công , nộp tô , nộp thuế , đi phục vụ cko nhà nước [ đi lính , đi phu ,.... ] hoặc cây cày ruộng thuê cko địa chủ , quan lại và f nộp một phần hoa lợi hay to cko chủ ruộng
tick cko nhà nếu thấy đúng
mơn bn nhìu
mk lm wen lun
Câu 1 :
* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.
- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.
* Về xã hội:
- Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
=> Chế độ phong kiến được xác lập.
Tên quốc gia | Địa điểm | Thời gian tồn tại |
Mô-giô-pa-hít | In-đô-nê-xi-a | Năm 1213 - 1527 |
Ăng-co | Cam-pu-chia | Thế kỉ IX - XV |
Pa-gan | Mi-an-ma | Thế kỉ XI |
Su-khô-thay | Thái Lan | Thế kỉ XIII |
Lan Xang | Lào | Thế kỉ XV - XVIII |
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
Nguyên nhân: Do sựu tranh chấp quyền lực của bộ máy nhà nước, quan lại
Hậu quả :
- Nhân dân đói khổ
- Phải đi li tán rời bỏ làng mạc
- Xác chết đầy đường,
- Nền nông nghiệp bị đình trệ , kinh tế bị thiệt hại nghiệm trọng sa sút , chế độ binh dịch nặng nề
Tính chất:Rất kinh khủng, kéo dài, dã man
Tên cuộc kháng chiến |
Thời gian |
Anh hùng tiêu biểu |
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến |
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo |
905 - 917 |
Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo |
Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt. Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.
|
- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ |
931 - 938 |
Dương Đình Nghệ |
Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.
|
- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán |
938 |
Ngô Quyền |
Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy. Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất). Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.
|
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn |
981 |
Lê Hoàn |
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại. Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họa ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đườngthủy, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.
|
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý |
1077 |
Lý Thường Kiệt |
Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Với cương vị Phù quốc Thái úy nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.
|
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông - Nguyên |
1257 |
Trần Quốc Tuấn(Trần Hưng đạo) |
Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại nhiều bài học quí giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.
|
- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Mông - Nguyên |
1285 |
Trần Quang Khải – Trần Quốc Tuấn |
Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Cuối tháng 1-1285 các mũi tiến công của quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5-1285 cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta, cuối tháng 6-1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết đã được ghi vào lịch sử như những chiến công chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.
|
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông - Nguyên |
1287 |
Trần Khánh Dư |
Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12-1287 quân Nguyên - Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ ba của kẻ thù. Như vậy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông khét tiếng hùng mạnh.
|
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ |
1400 - 1407 |
Hồ Quý Ly |
Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).
|
- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
|
1416 - 1426 |
|
Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngày 07-2-1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi lên đuổi giặc cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng. Chỉ trong hơn 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giải phóng được mở rộng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng mạnh có hàng vạn quân cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.
|
Ok bn ko có diễn biến nha hehehehehehe
Triều đại + Thời gian |
Quân xâm lược |
Anh hùng tiêu biểu |
Chiến thắng |
Thế kỉ X |
Nam Hán |
Ngô Quyền |
Bạch Đằng |
Ngô – Đinh - Tiền Lê |
- Loạn 12 sứ quân - Tống |
- Đinh Bộ Lĩnh - Lê Hoàn |
Bạch Đằng |
Thế kỉ XI – XII Lý |
Tống |
Lý Thường Kiệt
|
Như Nguyệt
|
Thế k ỉ XIII – XIV Trần |
Mông - Nguyên |
Trần Quốc Tuấn |
Bạch Đằng |
Thế kỉ XV – XVI Lê sơ |
Minh |
Lê Lợi |
Tốt Động - Chúc Động Chi Lăng Xương Giang |
TG hoạt động | Người lãnh đạo | Khu vực hoạt động |
1737 | Ng~ Dương Hưng | Sơn Tây |
1741-1751 | Ng~ Hữu Cần | Đồ Sơn, Kinh Bắc |
1739-1769 | Hoàng Công Chất | Điện Biên(Lai Châu) |
1740-1751 | Ng~ Danh Phương | Tam Đảo(Vĩnh Phúc) |
1738-1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa và Nghệ An |
Kết quả: các cuộc k/nghĩa đều thất bại
Đây là câu trả lời của mình:
Thời gian hoạt động | Người Lãnh đạo | Khu vực hoạt động | Kết quả |
1737 | Nguyễn Dương Hưng | Sơn Tây | Bị dập tắt |
1741-1751 | Nguyễn Hữu Cầu | Hải Phòng | Bị dập tắt |
1738-1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa-Nghệ An | Bị dập tắt |
1740-1751 | Nguyễn Danh Phương | Vĩnh Phúc | Bị dập tắt |
1739-1769 | Hoàng Công Chất | Tây Bắc Điện Biên | Bị dập tắt |
Chúc bạn học tốt