Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 66. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỷ XV là
A. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.
B. đất đai màu mỡ, diện tích đất canh tác rộng lớn.
C. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.
D. khí hậu ấm áp thuận lợi cho sự phát triển cây lúa
Câu 67. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy buôn bán trong nước ở các thế kỉ X- XV phát triển?
A. Sự xuất hiện chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
B. Sự xuất hiện của các trung tâm buôn bán lớn
C. Sự phát triển đa dạng của nền kinh tế hàng hóa
D. Nhiều thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Câu 68. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?
A. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân đánh giặc
B. Thế giặc ngoại xâm mạnh, lại có vũ khí hiện đại
C. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi như thời đại trước
D. Nhà Hồ vừa mới thành lập, không đủ sức đánh giặc
* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.
+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.
+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.
+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.
+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.
+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.
- Thương nghiệp:
Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.
+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.
+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.
* Tác dụng:
- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.
- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.
Bài 22:
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của ngọai thương nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII?
A. Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.
B. Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.
C. Thuyền buôn nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều.
D. Bên cạnh thương nhân Nhật còn có thương nhân Anh, Pháp.
Câu 10. Thương nhân nước nào đã thành lập đô thị mới Thanh Hà bên bờ sông Hương?
A. Trung Hoa.
B. Nhật Bản.
C. Hà Lan.
D. Bồ Đào Nha. Câu 11. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, Nhà nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để
A. thu thuế.
B. quản lí việc buôn bán.
C. khám xét việc buôn bán.
D. thúc đẩy buôn bán phát triển.
Câu 12. Các làng nghề thủ công ở nước ta tăng lên ngày càng nhiều trong các thế kỉ XVI – XVIII do
A. thủ công nghiệp phát triển.
B. kinh tế hang hóa phát triển.
C. nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
D. nhiều thợ giỏi lập ra phường hội để buôn bán.
Câu 13. Mục đích phát triển ngành khai thác mỏ ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Phục vụ thị trường và nhà nước.
B. Phục vụ sản xuất và nhà nước. C. Chế tác công cụ lao động và rèn binh khí.
D. Phục vụ thị trường và sản xuất nông cụ. Câu 16. Ngoại thương phát triển có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
A. Thúc đẩy thủ công và thương nghiệp phát triển. B. Giúp cho việc mở rộng buôn bán với nhiều nước. C. Tạo điều kiện việc làm cho thợ thủ công và thương nhân.
D. Làm cho hang hóa trên thị trường phong phú, đa dạng.
Câu 21. Điểm giống nhau cơ bản giữa thủ công nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV?
A. Các nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển.
B. Bên cạnh nghề cũ còn xuất hiện một số nghề mới
C. Đã có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thợ thủ công họp nhau thành lập phường hội để sản xuất và buôn bán.
Câu 24. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự phát triển thủ công nghiệp nước nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.
A. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của thành thị.?
B. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.
C. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho nông nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 25. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng sự hưng khởi của của các đô thị nước nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.
A. Ngoài Thăng Long, Phố Hiến chỉ có Thanh Hà là đô thị mới.
B. Chỉ có Thăng Long, Phố Hiến là hai đô thị tương đối phát triển.
C. Chỉ có Thăng Long, Phố Hiến và Hội An là ba đô thị tương đối phát triển.
D. Ngoài Thăng Long, Phố Hiến còn xuất hiện một số đô thị như Hội An, Thanh Hà.
Bài 24:
Câu 7. Trong các thế kỷ XVI-XVIII, tín ngưỡng dân gian nào không tồn tại trong đời sống của nhân dân Đại Việt?
A.Thờ cúng tổ tiên.
B. Tục thờ cúng các thành hoàng làng.
C. Tục thờ cúng những anh hùng có công với nước.
D. Tục thờ cúng thần cây, thần động vật, thần mặt trời.
Câu 11. Dưới triều Tây Sơn, ngôn ngữ được đề cao trong hành chính, thi cử là?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 14. Sự phát triển chữ Nôm và các sáng tác thơ Nôm trong các thế kỷ XVI-XVIII có ý nghĩa
A. thể hiện sự trưởng thành của dân tộc.
B. khẳng định bản sắc văn hóa của Đại Việt.
C. tạo ra chữ viết chính thống của người Việt.
D. Khẳng định sự phát triển của nhà nước phong kiến.
Câu 16. Yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến sự suy thoái về tư tưởng, tôn giáo ở quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII?
A. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến.
B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
C. Tình trạng đất nước bị chia cắt về lãnh thổ.
D. Các tôn giáo mới có điều kiện du nhập vào.
Câu 17. Trước sự suy thoái về tư tưởng, tôn giáo, Quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII đã
A. ban hành bộ luật mới để giữ gìn, phát triển đạo Nho.
B. Tìm mọi cách củng cố, duy trì tôn ti, trật tự phong kiến.?
C. thành lập các hội quán, duy trì trật tự xã hội phong kiến.
D. Mở trường cho con em nhân dân, truyền bá tư tưởng Nho giáo.
Câu 19. Ý nào phản ánh đúng sự phát triển của dòng văn học chính thống từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
A. Ngày càng phát triển mạnh.
B. Có phần suy thoái.
C. Khủng hoảng nghiêm trọng.
D. Phát triển thành trào lưu khá rầm rộ.
Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng lý do khoa học – tự nhiên từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII không có điều kiện phát triển?
A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.
B. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.
C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.
D. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến.
Câu 22 . Mặt tích cực nào của Nho giáo còn được duy trì trong xã hội Việt Nam ngày nay?
A. Tôn ti trật tự trong xã hội.
B. Chú trọng khoa học kinh sử.
C. Tư tưởng trung quân ái quốc.
D. Bảo vệ giai cấp thống trị.
Câu 23. Giáo dục Việt Nam ngày nay đã khắc phục được những hạn chế nào trong sự phát triển của giáo dục ở thế kỷ XVI-XVIII?
A. Sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
B. Đề cao tư tưởng Nho giáo trong giáo dục, thi cử.
C. Tạo điều kiện cho các tín ngưỡng, tôn giáo phát triển bình đẳng.
D. Chú trọng phát triển các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
D
d