K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Theo sách Ngữ văn 7, điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. ... Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ. Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

7 tháng 10 2021

tham khảo

Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ. Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

8 tháng 1 2017
a)Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều [...] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. (Phạm Tiến Duật) =>Đây là Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau. b)Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Đoàn Thị Điểm)

=>Đây là: Điệp ngữ vòng : từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)

c)Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

=>Đây là: :Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 11 2017

* Điệp ngữ cách quãng: Nối với c

* Điệp ngữ nối tiếp: Nối với a

* Điệp ngữ chuyển tiếp: Nối với b

- Điệp ngữ cách quãng: những từ được lặp lại không hoàn toàn giống nhau và ở cách xa nhau.

- Điệp ngữ nối tiếp: những từ được lặp lại đứng liền kề nhau.

- Điệp ngữ chuyển tiếp: Từ ngữ được lặp lại đứng ở cuối câu này và đứng ở đầu câu kia ( còn được gọi là điệp ngữ vòng tròn )

10 tháng 10 2018

Khi danh từ là vị ngữ thì trước nó phải có từ "là"

VD: - Mẹ em là giáo viên.

       - Bạn ấy là học sinh gương mẫu nhất trong lớp.

              

Chủ ngữ là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.

Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Có nhiều định nghĩa về hoán dụ khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung đó là hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm bằng tên của một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm khác. Chúng có nhiều nét gần gũi với nhau để nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
 

Có 4 kiểu hoán dụ đó là:

– Lấy 1 bộ phận dùng để gọi toàn thể.

– Lấy vật dùng để chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những điều cụ thể để nói về thứ trừu tượng.
VD: 

– Anh ấy chính là một tay săn bàn được xếp hạng trong đội bóng.

=> Chính là kiểu 1: lấy bộ phận “tay” để gọi toàn thể “anh ấy”.

Câu 1: Tìm hoán dụ trong các ví dụ sau? Hoán dụ ấy được thể hiện qua từ ngữ nào ( gạch chân từ ngữ đó) ?  Từ gạch chân để chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ gạch chân với các từ ngữ hàm ý nói tới?  Nêu tác dụng của hoán dụ1, Sen tàn, cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.                                    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)2, Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm hoán dụ trong các ví dụ sau? Hoán dụ ấy được thể hiện qua từ ngữ nào ( gạch chân từ ngữ đó) ?  Từ gạch chân để chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Chỉ ra mối liên hệ giữa các từ gạch chân với các từ ngữ hàm ý nói tới?  Nêu tác dụng của hoán dụ

1, Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

                                    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

2, Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

 

3, Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

4, Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời

   Một khối óc lớn đã ngừng sống.

(Viết về Na-dim Hít-mét – Xuân Diệu)

1
24 tháng 2 2022

đầu đâu rớt não rùi

9 tháng 9 2020
Ai biết
9 tháng 9 2020

Nghị luận là gì ? 

Khái niệm Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. ... Luân điểm  kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Nêu ra một vài ví dụ.

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai. Hành chính - cộng vụ là gì ? 

Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước,  sự tác động có tổ chức và  sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các ...

Nêu ra một vài ví dụ.

Dựa vào câu trên bạn tự nên nhé,như câu trước đó!

9 tháng 8 2016

Từ là :do tiếng tạo thành . Mỗi từ đều mang một nghĩa và có thể dùng độc lập trong câu .

Ví  dụ: trường, áo, vở, bút,.........

9 tháng 8 2016

 

Từ là đơn vị nhỏ nhất được tạo bởi các tiếng và dùng để tạo nên câu

VD: nhà, sách, đồ,.....