K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2017

Đáp án B

Chiến tranh lạnh với hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua có điểm giống nhau là đều để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.

- Chiến tranh lạnh để lại hậu qua nặng nề, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng và tình trạng chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở nhiều nơi.

28 tháng 10 2018

Đáp án B

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

24 tháng 7 2017

Đáp án C

Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra Chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

23 tháng 9 2017

Đáp án C

Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nỏ ra chiến tranh thế giới mới.

19 tháng 12 2018

Đáp án A

- Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới

 - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các quốc gia tham chiến

17 tháng 4 2018

Chọn đáp án C

Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu nhưng luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm ngăn chặn rồi tiêu diệt lẫn nhau giữa Mĩ và Liên Xô. Như vậy, sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không bùng phát xung đột trực tiếp bằng quân sự.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
25 tháng 5 2017

Đáp án C

- Đáp án A: cả chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới đã qua đều làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.

- Đáp án B: Chiến tranh lãnh không chỉ diễn ra ở Liên Xô và Mĩ mà nó thể hiện trên phạm vi toàn thế giới. Thể hiện qua các cuộc chiến tranh cục bộ như: chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Viêt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975); chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 – 1954)

- Đáp án C: chiến tranh lanh không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, quân sự. Tuy thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng nhưng không xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa hai nướC. Khác với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nước và chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị, quân sự.

- Đáp án D: chiến tranh lanh và các cuộc chiến tranh đã qua đều diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989); Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

21 tháng 11 2019

- Trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:

+ Trái ngược với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ, thì chủ trương của Liên Xô là duy trì hoà bình trên thế giới.

+ Cả hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đều muốn đảm bảo an ninh cho chính mình và cho các đồng minh khác.

+ Liên Xô và Mĩ đều có những vũ khí lợi hại phục vụ cho chiến tranh. Như vậy chỉ cần những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe diễn ra thì có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại.

+ Mĩ và Liên Xô đều muốn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp. Chiến tranh lạnh diễn ra là cơ hội cho hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đọ sức với nhau thông qua cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược,...

+ Việc sử dụng chính sách viện trợ trong cuộc chạy đua vũ trang giúp hai phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ mở rộng thêm mối quan hệ quốc tế.

+ Ngoài ra, do không có thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho mỗi quốc gia. Cho nên giữa hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ phải tự xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ cho sự tồn tại của mình.