Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thực trạng: – Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi – Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí. – Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
* Biện pháp bảo vệ: – Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. – Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
1. Nâng cao ý thức thức trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên.
2. Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ việc khai thác.
3. Không khai thác bừa bãi
4. Khai thác và sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.
5. Tuyên truyền cho mọi người về những biện pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng khoáng sản.
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.
Giải pháp :
- Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật vào công cuộc khai thác khoáng sản
- Không khai thác bừa bãi
- Cần tìm ra các nguồn khoáng sản năng lượng mới, để thay vào các nguồn khoáng sản cụ
- Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm
- Sử dụng có mục đích chính đáng ...
Ko nên đốt phá rừng
nên tiết kiệm giấy trước khi sử dụng
nên bảo vệ nguồn nc
trồng nhiều cây xanh
ko nên sử dụng nhiều tài nguyên
1/ Cần tuyên truyền cho mọi người nhận thức được rằng nước dưới đất (nước ngầm) là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, cần có biện pháp bảo vệ, giữ gìn để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, ở một số nơi xảy ra hiện tượng khai thác quá mức nước dưới đất đã làm giảm mực nước ngầm, gây sụt lún đất làm hư hại các công trình trên mặt đất. Cá biệt, có lúc, có nơi đã không thực hiện nghiệm quy trình khai thác, thăm dò nước dưới đất gây nên tình trạng ô nhiễm, làm suy giảm chất lượng nguồn nước có giá trị này. Do vậy, việc khai thác, khoan thăm dò nước dưới đất cần tuân thủ đúng các quy định về kĩ thuật khai thác, cũng như các quy định của pháp luật.
2/ Việc chặn các dòng sông để xây dựng đập thủy điện trong nhiều trường hợp đã gây nên tình trạng đứt dòng, nghĩa là làm mất hoàn toàn dòng chảy phía hạ lưu công trình, gây những ảnh hưởng xấu cho môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Cho nên cần có quy trình điều tiết trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhằm giải quyết thỏa đáng về lợi ích của các ngành dùng nước, lợi ích giữa thượng lưu và hạ lưu công trình, lợi ích của từng ngành với lợi ích chung của toàn vùng, toàn lưu vực.
3/ Chất lượng nguồn nước luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, được xem là một trong những mốc cơ bản để đánh giá chất lượng cuộc sống, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế đã làm gia tăng chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải công nghiệp trong hoạt động khai khoáng, từ các nhà máy hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cùng với sự thiếu hiểu biết của người sử dụng nước, đang làm suy giảm mạnh chất lượng nguồn nước, kể cả nước mặt và nước ngầm. Cho nên cần phải có các biện pháp kỹ thuật, kinh phí để xử lý chất thải, nước thải trước khi đổ ra tự nhiên. Cần xử phạt nghiêm khắc những đối tượng đổ chất thải, nước thải công nghiệp chưa được xử lý vào thẳng sông suối theo đúng luật định.
4/ Phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước trong mọi lĩnh vực kinh tế, dân sinh và nếu có thể cần có những giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xử lý nước thải, nằm tái sử dụng lại nguồn nước thải trong một số trường hợp mang lại lợi ích kinh tế và cũng là một trong những giải pháp để tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Biện pháp bảo vệ :
-Xây dựng hệ thống vườn quốc gia + khu bảo tồn thiên nhiên
-Ban hành sách đỏ Việt Nam
-Quy định khai thác về gỗ , ĐV , thủy sản
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
t pahir bảo vệ những cây quí hiếm chỉ nên chặt những cây yếu, sâu bệnh và bảo tồn cây gỗ vài trăm tuổi
nên trồng cây
Biện pháp bảo vệ :sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả,khai thác hợp lí