K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi Giáo dục công dân 7 giữa kì 2

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.

A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.

B. Tình huống gây căng thẳng.

C. Bạo lực học đường.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.

B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.

C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.

D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.

B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.

B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.

C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.

D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?

A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.

B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?

A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.

D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là

A. bạo hành trẻ em.

B. bạo lực gia đình.

C. ngược đãi trẻ em.

D. bạo lực học đường.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.

C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.

D. Đánh đập, xâm hại thân thể.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.

B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.

C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.

D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.

C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.

Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.

C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.

Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 111.

B. 112.

C. 113.

D. 114.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.

B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.

C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.

D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.

Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.

B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.

C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.

D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.

B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.

B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.

C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.

D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.

D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

Câu 20. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm

A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

B. săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.

C. chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.

D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 21. Bà K là chủ của một đường dây bắt cóc và buôn bán người trái phép qua biên giới. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Phạt tiền.

C. Khiến trách.

D. Cảnh cáo.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.

B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.

C. Sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.

D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Tệ nạn xã hội chỉ vi phạm chuẩn mực đạo đức không vi phạm pháp luật.

C. Tệ nạn xã hội chỉ xuất phát từ nguyên nhân: thiếu hiểu biết, lười biếng.

D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 24. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật?

Tình huống. V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

A. Bạn V và M

B. Bạn V và anh T.

C. Anh T.

D. Bạn V.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Là học sinh trung học cơ sở, em cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bài kiểm tra môn Toán của N được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng. N đã dấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. N hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến N căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, N đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên N đã đi lang thang, không dám về nhà.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của bạn N trước tình huống gây tâm lí căng thẳng mà N gặp phải?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

0
Câu hỏi GDCD 7Cho các tình huống sauTình huống1- Oử gần nhà Thu có mooth người chuyên làm bói toán.Mẹ Thu thỉnh thoảng cũng sang xem bói.Thu can ngăn nhưng mẹ Thu cho rằng đó là quyền tự do tính ngưỡng của mỗi người và khuyên Thu không nên can thiệp vàoTheo em mẹ Thu nghĩ vậy có đúng không.Vì sao?Nếu em là Thu em sẽ làm gì?Tình huống 2-Sinh ra trông một gia đình nghèo đông con,bố Tú phải làm lụng...
Đọc tiếp

Câu hỏi GDCD 7

Cho các tình huống sau

Tình huống1

- Oử gần nhà Thu có mooth người chuyên làm bói toán.Mẹ Thu thỉnh thoảng cũng sang xem bói.Thu can ngăn nhưng mẹ Thu cho rằng đó là quyền tự do tính ngưỡng của mỗi người và khuyên Thu không nên can thiệp vào

Theo em mẹ Thu nghĩ vậy có đúng không.Vì sao?

Nếu em là Thu em sẽ làm gì?

Tình huống 2

-Sinh ra trông một gia đình nghèo đông con,bố Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya,chắt chiu từng đồng để dành cho anh em Tú đi học cùng các bạn.Nhưng do đua đòi ham chơi Tú đã bỏ học để đi chơi với những bạn xấu,kết quả học tập ngày càng kém.Có lần bố mắng Tú,Tú bỏ đi cả đêm không về nhà.Cuối năm học Tú không đủ điều kiện để lên lớp vf ở lại

-Theo em Tú không làm tròn quyền và bổn phận của trẻ em nào?

- Hãy nêu nhân xét của em về việc làm sai trái của Tú.

Tình huống3

-Trong một lần đi tham quan thắng cảnh ở Vịnh Hạ Long thấy trên vách hang động có những chữ khắc viết chàng chịt tên,ngày tháng của những người đến thăm,bạn Dung tỏ thái độ phê phán,không hài lòng về những việc làm đó.Ngược lại,có một số bạn đồng tình,vì theo họ việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết:nơi đây đã có người đén thăm vào thời gian nào.

-Em đồng tình với quan điểm nào?Vì sao?

(mình đang cần gấp ai trả lời được cho mình trong tối nay mình sẽ hậu tạ 50k)

2
27 tháng 4 2016

Bn ở đâu z???

7 tháng 12 2016

tình huống 1:mẹ thu nghĩ vậy k đúng vì đó là mê tín dị đoan.nếu là Thu, mình sẽ giải thích cho mẹ và bảo mẹ không nên tin vào những thứ đó, sống thực tế hơn

tình huống 2:k làm tròn quyền và bổn phận trẻ em:quyền, bổn phận học tập..

-việc làm của tú là việc làm sai trái lv max, cho thấy sự bất hiếu vs ham chơi của tú,k kính trọng cha mẹ, k làm tròn bổn phận của mình

tình huống 3:đồng tình vs quan điểm của dung vì hang động là di sản văn hóa tg..nếu muốn ghi lại kỉ niệm có thể dùng các cách khác:chụp hình,...vụ khắc tên là vi phạm, bị cấm vì độngk phải là của riêng mà tất cả mn đều được chiêm ngưỡng,...:v

mình nghĩ thế

Tham khảo:

 

a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về thể chất, mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần của người bị hại, để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Bởi vì tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Tự bản thân học sinh phải nhận thức được mối nguy hiểm của bạo lực học đường và trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để tránh.Gia đình phải quan tâm đến con cái nhiều hơn. Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

Tham khảo:

 

a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về thể chất, mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần của người bị hại, để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Bởi vì tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Tự bản thân học sinh phải nhận thức được mối nguy hiểm của bạo lực học đường và trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để tránh.Gia đình phải quan tâm đến con cái nhiều hơn. Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

21 tháng 4 2018

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

16 tháng 3 2023

a, Cáu kỉnh, gây gổ.

 

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
20 tháng 11 2016

Happy Teacher's Day

I wish my techer have a good day!!!!!!!!!

20 tháng 11 2016

 

 

 

──(♥)██████(♥)(♥)██████(♥) Tri thức ngày xưa trở lại đây,
─(♥)████████(♥)████████(♥) Ân tình sâu nặng của cô thầy!
─(♥)██████████████████(♥) Người mang ánh sáng soi đời trẻ:
──(♥)████████████████(♥) Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
────(♥)████████████(♥) __ Đò đến vinh quang nơi đất lạ:
──────(♥)████████(♥) Cảm ơn người đã lái đò hay!
────────(♥)████(♥) __ Ơn này trò ghi mãi trong dạ...
─────────(♥)██(♥) Người đã giúp con vượt đắng cay!
───────────(♥) __

29 tháng 5 2022

+ Nguyên nhân : 

- H sinh ra một gia cảnh khó khăn đã khó khăn rồi Bố của H còn bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện gây nên áp lực cho H không chỉ thế H biết mẹ của H cũng vất vả vừa kiếm tiền lo cuộc sống vừa phải chăm sóc cho bố H đã vất vả càng thêm vất vả nhiêu đấy cũng đủ để H căng thẳng và bị street

29 tháng 5 2022

Nguyên nhân gây căng thẳng của H là do ba của H bị tai nạn nên mẹ của H phải vô bệnh viện chăm sóc cho ba, H thương mẹ muốn giúp mẹ nên H đã không dám xin tiền đóng học và H luôn mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp.

1/Em hãy nêu một số việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương c/người? Từ đó, em hiểu lòng yêu thương c/người có ý nghĩa ntn?2/Em hãy nêu một số việc thể hiện tính tự trọng hay ko tự trọng trong cuộc sống.3/Tình huống: Trên đường đi học về, Thái điều khiển xe đạp lạng lách đánh võng. Chẳng may vướng vào gánh hàng rong của bác bán hàng đi dưới lòng đường. Cả hai đều ngã.a) Nhận...
Đọc tiếp

1/Em hãy nêu một số việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương c/người? Từ đó, em hiểu lòng yêu thương c/người có ý nghĩa ntn?

2/Em hãy nêu một số việc thể hiện tính tự trọng hay ko tự trọng trong cuộc sống.

3/Tình huống: Trên đường đi học về, Thái điều khiển xe đạp lạng lách đánh võng. Chẳng may vướng vào gánh hàng rong của bác bán hàng đi dưới lòng đường. Cả hai đều ngã.

a) Nhận định của em về những người nói đến trg tình huống trên.

b) Em rút ra bài học gì qua tình huống đó.

4/ Tình huống: Mẹ của Hạnh là công nhân công ty m/trường đô thị.Công việc hàng ngày của cô ấy là đi thu gom rác thải, làm sạch đường phố. Hạnh cảm thấy rất xấu hổ trước bạn bè và nói công việc của mẹ là thấp hèn. Hạnh ko dám kể cho bạn bè biết về việc làm của mẹ.

a) Ý kiến của em về suy nghĩ và thái độ của Hạnh trong tình huống nói trên.

b) Em sẽ tâm sự thế nào nêu em là bạn của Hạnh.

5/ Nêu một số việc làm thể hiện việc tôn sư trọng đạo.

GIÚP MK VS NHA, MAI MK KT 1 TIẾT Rr

2
14 tháng 10 2016

Câu 1:

+ Giúp đỡ những con người có hoàn cảnh không may

+ Khuyên góp, ủng hộ quần áo,.....

+ Tham gia vào các hoạt động tình nguyện

  Từ đó em hiểu lòng yêu thương con người có ý nghĩa 

+ Truyền thống  và đạo đức của nhân dân ta

+ Được mọi người tôn trọng và đó làm cho cuộc sống trở nên thanh bình và hạnh phúc.

Câu 3:

Khi tham gia an toàn giao thông em không được đánh võngđể tránh gây ra thương tích cho người khác và bản thân

Bài học rút ra :

+ Tuân thủ quy định của an toàn giao thông

+ Làm sai thì nhận lỗi

+ Không được đổ tội cho người khác khi chính mình gây ra lỗi đó

Câu 4:

a, Hạnh không nên xấu hổ mà phải tự hào về mẹ mình. Vì không có những người thì thế thì lấy đâu ra người bảo vệ môi trường, người giúp môi trường trở nên xanh sách đẹp. Mỗi công việc đều đáng quý vì nó mang lại những lợi ích khác nhau không có công việc nào là giống nhau cả.

b,Em chỉ muốn nói với Hạnh. trong cuộc sống của mỗi con người cha mẹ là người sinh ra chúng ra. Bản thân chúng ra yêu cha mẹ không phải vì tiền bạc hay nghề nghiệp của họ mà chúng ta yêu họ thì họ đã cho ta cuộc sống. Thế nên chúng ta không được xấu hổ về cha mẹ mà hãy tự hào về cha mẹ của mình.

c, + Yêu quý , kính trọng thầy cô

+ Còn bé thì chăm học làm việc vừa sức với bản thân

+ Khi trưởng thành thì phải biết hiếu thuận

+ Không cãi, chửi cha mẹ, ông bà và thầy cô

+ Không xấu hổ hay nói những lời lẽ không đúng với cha mẹ.

 

 

14 tháng 10 2016

Chị ơi, chị làm nốt câu 5 được không ạ?

a) Đồng tình. Bởi vì gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ý nghĩa cơ bản và mục đích của cuộc sống gia đình – đó là giáo dục con cái. Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất. Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.

b) Không đồng tình. Vì như vậy là vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong việc đối xử bình đẳng giữa tất cả các con.

c) Không đồng tình. Bởi vì chức năng cơ bản của một gia đình là giáo dục, nuôi dưỡng con người cho xã hội. Gia đình là một sự nghiệp to lớn và đầy trách nhiệm, bố mẹ lãnh đạo sự nghiệp đó và chịu trách nhiệm về nó trước xã hội, trước hạnh phúc của mình và cuộc sống của con cái; nhà trường chỉ có thể góp một phần vào sự nghiệp giáo dục con trẻ.

Cái này e lấy trên mạng nên có cái ý nào ko đúng thì thầy sửa hộ e ạ!Em cảm ơn thầy ạ!

22 tháng 5 2022

a,- Em đồng tính với ý kiến  vì nếu sống trg gia đình đó thì trẻ em sẽ đc đi hc đàng hoàng ko phải lo lắng một việc gì

b,- Em không đồng tình với ý kiến  Vì cha mẹ đối xử không công bằng sẽ làm cho các con ghen tị và dẫn đến suy sụp tin thần

c,- Em không đồng ý với ý kiến Vì giáo dục trẻ em là công việc của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Chỉ khi nhận được sự quan tâm, giáo dục tốt nhất từ cả gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ mới có thể phát triển tốt và trở thành một công dân tốt.

Đọc trường hợp dưới đây và trà lời câu hỏi:a) Gần đến kì kiểm tra, N thấy quả nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hoà, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em...
Đọc tiếp

Đọc trường hợp dưới đây và trà lời câu hỏi:

a) Gần đến kì kiểm tra, N thấy quả nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng
 này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hoà, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai
 anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy,Mlại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của minh, khiến kết quà học tập sa sút.

- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của sự căng thẳng đó?

- Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?

1
18 tháng 5 2022

- biểu hiện cho thấy 2 bn đang bị căng thẳng là :

 + của bn N là việc học tập quá nhiều khiến cơ thể suy yêu đi 

+ bn M thì bố me cãi vã đòi ly hôn nên bn M giải toả cảm xúc bằng việc chơi game hay xem phim

-nguyên nhân :

+ của bn N là do việc học căng thăng

+ của M là do bố mẹ cãi nhau đòi ly hôn

-Hậu quả :

+ bn N thì sẽ mệt và gây ra ảo giác thì việc học sẽ bị suy sút.

+ bn M vì bố mẹ cãi nhau ly hôn và bn M giải toả áp lục bằng cách xem phim khiến suy sút việc học .

-theo em thì :

+ N nên nói vs bố mẹ con học rất căng thẳng nên nghỉ ngơi 1 ngày vù việc học chỉ là phụ còn sức khoẻ rất quan trọng , nếu học nhiều sẽ nguy hiểm đến sức khoẻ

+ M nên can ngăn bố mẹ vì nếu bố mẹ ly hôn sẽ gây ra cho con nhiều hậu quả . thứ nhất khiến con buồn ko chú tâm vào học đc . thứ 2 sẽ làm tủi thân con.