Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là gợi ý :
- Nêu thực trạng:
+ Vệ sinh môi trường nơi khu học hiện nay không được đảm bảo
+ Rác tràn lan trên sân trường và lớp học.
+ Bàn ghế bị vẽ bậy và không được kê ngay lối thẳng hàng
- Nguyên nhân:
+ Học sinh thiếu ý thức giữ gìn
...
- Hướng giải quyết
+ Nhà trường cần phải có những buổi giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh.
+ Các em học sinh cần phải tự ý thức trách nghiệm giữ gìn khu học tập như nhà của mình.
Dẫn chứng bạn tự lấy nha
=> Bài học nhận thức
Tình trạng học tập của các bạn học sinh hiện nay càng ngày càng sa sút. Do lớn đã suy nghĩ nông nổi, bị dụ dỗ rồi mắc phải các tệ nạn xã hội như: ma túy, bia rượu, thuốc lá,...Học sinh thời nay đã có rất nhiều các biểu hiện mắc phải các tệ nạn. Có những học sinh thì hút ma túy, hít cỏ,... nhưng tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh cấp 2 và cấp 3 xảy ra rát nhiều. Có những bạn mang cả thuốc la đến trường và hút nhưng thầy cô phát hiện và tịch thu, baos cáo cho phụ huynh. Chất nghiện đã ngấm vào máu khiến các bạn không thể ngừng việc này. Khoa học phát triển đã không ngừng sản xuất ra những thứ văn minh, sáng tạo hơn rất nhiều cái mà trẻ thích thú nhát là thuốc lá điện tử. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Các chất ngấm vào cơ thể làm hại cho cơ thể(khác với thuôc slaf thường là nó không làm ảnh hưởng tới người xung quanh). Tình trạng hút rất nhiều người ta đã thống kê như sau: năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%. Thuốc lá gây bệnh tật và tử vong ở 50% số người hút thuốc lá trưởng thành. ... Theo điều tra sức khoẻ học đường 2019: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử độ tuổi 13-17 là 2,6%. Nhằm hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá cần có nhiều buổi sinh hoạt hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. Không ai có thể lường hết tác hại của thuốc lá gây ra, đặc biệt đối với học sinh. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở học sinh là việc làm cấp bách của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.
Chúc bạn học tốt tuy hơi dài ( có chỗ mk phải tham khảo những số liệu cụ thể ở trên mạng) Nhơi cho mk tick nếu đúng nha!!!!!!!!!!!!!
Giới thiệu về luận điểm:
Nguyễn Thiếp đã đưa ra những nhận định hoàn toàn đúng đắn về việc học nhưng từ đó cũng có thể thấy rằng: Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là chưa đúng đắn. Vẫn còn có hiện tượng gian lận trong thi cử, đến trường không còn mang mục đích học của học sinh, sinh viên hiện nay.
- Giải thích:
+ Học thực chất là sự tìm tòi, học hỏi của mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay việc học gần như không còn quan trọng đối với một số phần tử học sinh trong học đường. Họ đến trường chỉ nhằm mục đích đạt được thành tích viển vông, không thực tế. Hay đến trường với mong muốn gặp bạn bè để hội tụ chứ kh cần kiến thức. Và việc thi thực chất hiện nay cũng vậy. Thi cử nhưng vẫn có học sinh gian lận, kh trung thực với mong muốn đạt điểm cao.
- Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy ?
+ Về việc học không thực chất:
++ Do ăn chơi, đua đòi bạn bè nên kh còn muốn đi học. Đi học chỉ mang mục đích "cho vui".
++ Do áp lực từ gia đình, nhà trường với mong muốn con em mình phải có thành tích, phải giỏi, phải học trong sự không thoải mái.
+Về việc thi không thực chất:
++Do lượng kiến thức của mỗi bộ môn trong chương trình giảng dạy là quá lớn làm cho học sinh kh thể tiếp thu đủ kiến thức nên phải gian lận trong thi cử.
++ Do ham muốn thành tích nên gian lận để đạt điểm cao.
- Biểu hiện: Xuất hiện nhiều trong mỗi lớp học, mỗi nhà trường, trong các kì thi đặc biệt là thi đại học hay tốt nghiệp THPT.
- Hậu quả:
+Hình thành nên nhân phẩm không tốt cho bao con người về đạo đức, lối sống.
+ Bao con người có những tấm bằng, chứng chỉ không đúng thực lực của bản thân
+ Cứ như vậy đất nước sẽ hiếm nhân tài vì những tấm chứng chỉ, bằng tốt nghiệp giả.
- Giải quyết: Cần đưa ra biện pháp thiết thực nhất. Mỗi người cha người mẹ cần quan tâm con em mình hơn. Cần có hướng giải quyết mới về phương pháp học tập . Xiết chặt hơn nữa các hành vi gian lận trong thi cử.
- Liên hệ thực tế, liên hệ chính bản thân
- Cảm xúc về luận điểm.
(Phần trên chỉ là dàn ý sơ qua.Bạn tự viết thành bài văn hoàn chỉnh. Mình tự làm không có trên mạng nhé !)
Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."
TK#
Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Con người cũng có điều kiện được tiếp cận với những thiết bị công nghệ hiện đại sớm hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, tình trạng trẻ em hiện nay đang trở thành những con nghiện sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính lại là một vấn đề đáng báo động và cần có phương pháp khắc phục kịp thời.
Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ.
Thực tế có thể thấy, rất nhiều đứa trẻ hiện nay ra đường đã được bố mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh để xem phim hay chơi các trò chơi. Rất nhiều trẻ nhỏ chỉ từ 4 đến 5 tuổi đã biết sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò chơi khác nhau. Nhiều trẻ nhỏ chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại là sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại ra là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại đang tăng nhanh đến chóng mặt.
Việc biết sử dụng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh mặt tích cực là giúp cho trẻ phát huy trí não tốt, tiếp cận được với công nghệ hiện đại mới thì mặt hại lại nhiều hơn gấp nhiều lần. Việc trẻ nhỏ nghiện sử dụng điện thoại thông minh về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đôi mắt và não bộ. Tiếp xúc quá lâu với màn hình điện thoại sẽ khiến cho mắt của bé bị mỏi và tổn thương. Sóng điện thoại có những tác động tiêu cực tới não bộ cũng như bộ phận sinh dục của bé. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nghiện điện thoại thông minh còn có tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Chúng dành phần nhiều thời gian của mình để tiếp xúc với điện thoại nên gần như mất liên kết với thế giới thực tế bên ngoài và bố mẹ. Nhiều trẻ trở nên trầm cảm, khó gần. Nhiều trẻ lại mắc phải chứng tăng động, dễ cáu gắt và khó nghe lời hơn rất nhiều. Sự phát triển của trẻ không được toàn diện. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ thấy tính cách con thay đổi mang đến bác sĩ thì đã quá trễ bởi trẻ rơi vào chứng trầm cảm quá lâu.
Việc nghiện điện thoại thông minh không thể trách các bé vì chúng chưa đủ trưởng thành để nhận thức được hết mối nguy hại từ hành động đó của mình. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc nuông chiều con cái của các bậc phụ huynh. Họ sử dụng điện thoại như một công cụ để dỗ dành con cái. Họ mải mê công việc và thiếu sự quan tâm cần thiết tới trẻ nhỏ. Thấy trẻ nhỏ suốt ngày ôm điện thoại cũng không có biện pháp ngăn cấm. Một nguyên nhân khác nữa đến từ những người xung quanh. Chính họ cũng là những con nghiện điện thoại di động để rồi trẻ nhỏ nhìn thấy và bắt chước theo….
Từ mối nguy hiểm tiềm tàng ấy đối với trẻ nhỏ, chúng ta cần có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, giúp các bé có cuộc sống lành mạnh hơn. Mỗi người hãy là những tấm gương để cho trẻ học tập. Chúng ta chỉ nên sử dụng điện thoại khi cần thiết, giao tiếp và gặp gỡ với nhau nhiều hơn tạo nên sự gắn kết hơn. Bố mẹ cần quan tâm tới con cái nhiều hơn và biết cách giáo dục trẻ một cách hợp lý. Thay vì việc lao đầu vào công việc để bé tự chơi với điện thoại thì hãy dành cho con những khoảng thời gian nhất định, để chơi với bé, đưa bé tham gia những hoạt động mà bé yêu thích. Có như vậy, trẻ mới hòa nhập được với cuộc sống và có được sự phát triển toàn diện hơn.
Sử dụng điện thoại thông minh nói riêng và các thiết bị công nghệ hiện đại là một điều tốt, nhưng hãy biết hướng dẫn con cái cách sử dụng chúng để trở thành những thiên tài chứ đừng biến chúng trở thành nô lệ, những cỗ máy di động.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.