Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.
2.Có 4 khối khí:
+ Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối cao.
3. thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định
khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật
sự khác nhau:
thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định,
khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
4.Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.
5.Có 3 loại gió chính trên Trái Đất :
- Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về cực thấp 0 độ
- Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về áp thấp 60 độ Bắc và Nam
- Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90 độ về áp thấp 60 độ Bắc và Nam Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, ...
Câu 1:
a)
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 loại khối khí.
+ Khối khí nóng. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương. Đặc điểm: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa. Đặc điểm: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
b) Về mùa đông, khối khí lạnh thường tràn xuống miền bắc nước ta.
Câu 2:
a, Trên Trái đất có 3 đới khí hậu: nhiệt đới,ôn đới,hàn đới.
*Đặc điểm, vị trí của đới nhiệt đới:
+Vị trí; chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
+Góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.
+Thời gian chiếu sáng trong năm; chênh nhau ít.
+Nhiệt độ: nóng quanh năm
+Lượng mưa: 1000mm-2000mm
+ Gió: Tín Phong
b, -Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)
-Gió thổi ở nước ta là gió Lào (mk ko chắc lắm, thấy trên mạng ghi vậy)
Chúc bạn học tốt!!!!
- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.
Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn)
Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô. - Khí hậu rộng hơn thời tiết
- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..
- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
- - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.- Đặc điểm tầng đối lưu: + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng. + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C. + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này. + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,... + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
1. Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nêntrọng ượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
2. Thời tiế là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong một thời gian ngắn còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong nhiều năm.
3. Độ muối của đại dương và của biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn gốc nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
4. Lớp vỏ khí được chia làm 3 loại:
+Tầng đối lưu.
+Tầng bình lưu.
+Các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu:+ Nằm sát mặt đất, từ 0-16 km, tầng này tập trung đến 90% không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao.
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
Câu 1 :
* Trái Đất có 5 đới khí hậu .
* Nước ta nằm trong đới ôn hòa :
* Đặc điểm của đới ôn hòa :
- Giới hạn : từ 23 độ 27 phút Bắc đến 66 độ 33 phút Nam ; từ 23 độ 27 phút Nam đến 66 độ 33 phút Nam.
- Đặc điểm khí hậu :
+ Nhiệt độ : trung bình
+ Lượng mưa : từ 500 mm → 1000 mm.
+ Gió : Tây ôn đới .
- Đới nóng quanh năm nóng vì : tiếp xúc với đường xích đạo và có gió tín phong thổi tới.
Câu 2 :
* Giống : đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể.
* Khác :
Thời tiết | Khí hậu |
- Diễn ra trong thời gian ngắn - Phạm vi nhỏ hay thay đổi | - Diễn ra trong thời gian dài , có tính quy luật - Phạm vi rộng và ổn định |
Câu 4 :
- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng :
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Các tầng cao của khí quyển
- Đặc điểm của tầng đối lưu : Tầng khí quyển sát với mặt đất có độ cao từ 8-17 km (5-11 dặm). Đây là tầng khí quyển quen thuộc nhất với chúng ta. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực tiếp tới chúng ta (gió, mưa, bão…) hầu như đều xảy ra trong tầng đối lưu. Do gần Trái Đất nhất, tầng đối lưu cũng có mật độ không khí dày đặc nhất (chiếm hơn 50% lượng khí quyển của toàn Trái Đất). Được phản chiếu nhiệt từ vỏ Trái Đất, đây cũng là tầng khí quyển “ấm áp” nhất.
Câu 5 :
Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 phần nghìn ( 35%o ).
Câu 1 :
- Cấu tạo của lớp vỏ khí :
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Các tầng cao của khí quyển
- Thành phần của không khí :
+ Khí Ô - xi
+ Khí Nitơ
+ Hơi nước và các khí khác
Câu 2 :
* Trái Đất có 5 đai nhiệt.
* Trái Đất có 5 đới khí hậu : 2 ôn đới , 2 hàn đới , 1 nhiệt đới.
* Đặc điểm của các đới khí hậu :
- Nhiệt đới :
+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Nóng quanh năm
Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm
Gió : Tín Phong
- Ôn đới :
+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 66 độ 33 phút Bắc ; 23 độ 27 phút Nam đến 66 độ 33 phút Nam,
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Trung bình
Lượng mưa : Từ 500mm đến 1000mm
Gió : Tây ôn đới.
- Hàn đới :
+ Giới hạn : Từ 66 độ 33 phút Bắc , Nam về 2 cực
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Lạnh quanh năm
Lượng mưa : ↓ 500mmm
Gió : Đông Cực .
Câu 3 :
- Nhiệt đới :
+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .
+ Đặc điểm khí hậu :
Nhiệt độ : Nóng quanh năm
Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm
Gió : Tín Phong.
câu 1:
-Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.
Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…
+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.
Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…
- Vấn đề đặt ra: Cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.
1.
a,
Đới nóng (nhiệt đới) : Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
Đới ôn hòa (ôn đới) : Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
Đới lạnh (hàn đới) : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc , từ vòng cực Nam đến cực Nam
b,
Em đang sống ở đới khí hậu nhiệt đới
2.
b,
Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Phân loại hồ:
Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ miệng núi lửa; hồ nhân tạo
c,
- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ.
- Giá trị thuỷ điện.
- Giao thông vận tải và du lịch.
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp
3.
a,
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
b,
Sự vận động của nước biển và đại dương– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
cảm ơn bạn nhìu lắm ý^^ mik đang phải vật lộn với mấy cái đề cương đây:")
-Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
-Có 3 loại gió chính tên Trái Đất:
+Gió Tín Phong:Thổi từ 30độ Bắc và Nam về Xích Đạo.
+Gió Tây Ôn Đới :Thổi từ khoảng các vĩ độ 30độ Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60độ Bắc và Nam.
+Gió Đông Cực:Thổi từ khoảng các vĩ độ 90độ Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60độ Bắc và Nam
(còn nguyên nhân mình chịu)
1.
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.
Cảm ơn bạn. Chúc bạn thi tốt!!!!!