K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2020

Chùa Trầm là một quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km, xưa là làng Long Châu, tỉnh Hà Đông. Địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ.

Thật ra, đây là cả một danh lam thắng cảnh với núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi. Ba ngôi chùa đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi và chùa, tạo cảm giác tự nhiên để du khách nghĩ rằng ở núi ấy phải là chùa ấy

17 tháng 3 2022

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

18 tháng 3 2022

Bạn có thể viết đầy đủ được không

6 tháng 5 2020

Tham khảo:

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội không xa, nhưng chùa Trầm lại mang trong mình hơi thở tâm linh thanh tĩnh, tách biệt so với sự ồn ào náo nhiệt của đô thị. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”; bên cạnh các chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Tên chùa được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào.

Chùa Trầm mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm với thế “tọa sơn quan thủy”. Đến đây, mọi người sẽ bắt gặp phong cảnh nước non hữu tình, đẹp như bức tranh thủy mặc với các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay, chùa Trầm vẫn giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX với những nét chạm khắc công phu, tinh tế.

Ngay bên phải chùa Trầm ít bước là động Long Tiên (hay còn có tên gọi khác là hang Trầm). Động rộng gần 200m². Trong động có hai lối đi chính, lối dẫn lên đỉnh núi Trầm gọi “đường lên Trời”, lỗi dẫn ngầm vào trong núi sâu gọi là “đường xuống Âm phủ”. Cửa vào động tuy không lớn lắm,rộng khoảng 7m và cao hơn 3m nhưng bên trong lại có không gian thoáng đãng với vòm hang khá cao. Vào những ngày đẹp trời, ánh sáng tự nhiên len lỏi qua những khe nhỏ trên vòm hang chiếu rọi có thể nhìn thấy nhiều thạch nhũ với nhiều màu sắc, hình thù tuyệt đẹp, cùng với rất nhiều tượng phật được tạc khắc công phu nằm rải rác khắp lối đi. Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang, có ban thờ Phật và tượng của các vị Phật, tiên, hộ pháp.


Núi Trầm tuy không cao nhưng lại có địa hình rất đẹp, nhiều hang, ngách và những tảng đá hình thù sinh động. Khi đã lên tới đỉnh, mọi người có thể thả hồn vào không gian thiên nhiên tươi mát, lắng nghe tiếng gió vi vu, tận mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh đồng ruộng, xóm làng yên bình. Cảnh sắc thanh bình, tiếng gió vi vu bên tai làm tâm hồn “sạch không” và thảnh thơi đến lạ. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của những người yêu hoa gạo mỗi khi mùa hè về.Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Do nằm sâu trong hang động nên không gian tâm linh chùa rất độc đáo. Ngoài trống đá, khánh đá, tượng thờ bằng đá có từ thời Lê; trên vách động hiện còn lưu giữ hàng chục tác phẩm thơ, văn cổ có giá trị.Không chỉ ghi dấu những vết tích của thời phong kiến xa xưa, động Long Tiên còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và làm việc trong những ngày đầu kháng chiến chóng Pháp. Đây cũng là địa điểm đầu tiên Đài tiếng nói Việt Nam chuyển về sau khi rời Hà Nội để tiếp tục làm việc (từ 20/12/1946 đến 4/3/1947).

Nằm tách biệt với hai ngôi chùa trên là chùa Vô Vi (hay còn có tên gọi khác là Trầm Vô Vi). Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất mà cũng độc đáo nhất trong quần thể chùa chiền quanh núi Trầm. Chùa Vô Vi do một vị tướng quân sau khi xuất gia lập nên, được xây dựng vào năm 1515 trên một núi đá nhỏ, kiến trúc chùa được xây dựng theo thế núi, nên càng lên cao càng ăn sâu vào vách núi. Trải qua thời gian, kiến trúc của chùa vẫn được giữ gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay. Men theo những bậc thang nhỏ hẹp, uốn lượn bên vách núi, mọi người sẽ lần lượt đi qua ba gian chùa nhỏ thờ Phật, thờ Mẫu nằm khiêm tốn bên đường đi.

Chính từ đỉnh núi Trầm này, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã vang lên khắp bốn phương trên làn sóng điện ngày 20/12/1946 - ngay sau đêm quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng tấn công giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967 đến 1975, núi Trầm trở thành khu quân sự bí mật của quân dân Việt Nam và là nơi điều hành bộ máy chiến đấu gồm các binh chủng tên lửa, ra đa, không quân, cao xạ… Do có nhiều giá trị lịch sử nên khu di tích núi Trầm đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1962.

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

19 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh