Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Đề 2: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh ,Thủy Tinh.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
( Mình không chắc )
Điền từ láy thích hợp.
a, Những chú chim còn non nớt chưa cất tiếng hót
b, Rặng liễu lấp ló bên những tán cây cổ thụ
Những chú chim còn non chưa cất tiếng hót.
Rặng liễu còn bên những tán cây cổ thụ.
che bóng mát
làm gỗ
cho khí ô xy
chống sạt lở
đầu tiên bn tải ảnh rồi lưu vào tệp sau đó chọn vào phần tên bn rồi chọn thông tin tài khoản rồi chọn đổi ảnh hiển thị sau đó nó hiện ra tệp bn chọn vào ỏ bn lưu sau nữa thì nó hiện đã tải ảnh lên ấn ctrl với phím f5 để xóa dữ liệu rác thì bn nhấn phím f5 là ok
Tác dụng của cây cổ thụ: cho bóng mát, lấy gỗ,
Cách thay hình đại diện:
B1: Chọn ảnh từ mạng.
B2: Nhấn chuột phải => Hiện ra bảng, chọn Save image as...
B3: Vào thông tin tài khoản, nhấn Đổi ảnh hiển thị
B4: Hiện ra bảng, chọn ảnh vừa lưu, nhấn Open
B5: Nhấn phím Ctrl + F5
Tôi sống bằng nghề đỡ đẻ, nghề truyền thống của gia đình đã qua nhiều đời. Có rất nhiều những cô bé, cậu bé cất
tiếng khóc chào đời trong vòng tay tôi. Bà con gần xa đều tín nhiệm mời tôi đến đỡ với mong muốn được mẹ tròn
con vuông. Khắp huyện Đông Triều, người ta đều gọi tôi là bà đỡ Trần và tôi cũng quen với cách gọi đó.
Một đêm nọ, tôi đang xếp thuốc vào túi và chuẩn bị đi ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Những tiếng gõ cửa vào đêm
khuya như thế này với tôi không có gì lạ. Điều ngạc nhiên là khi mở cửa, không có ai cả… Những lần trước, luôn có
một vài người với vẻ mặt hớt hải, vội vã đến tìm, không đợi họ nói, tôi lên đường ngay, vừa đi vừa hỏi chuyện. Như
thường lệ, tôi cũng đã xếp thuốc vào túi nhưng sao lại không có ai? Tôi cảm thấy hơi lo lắng. Chưa kịp tĩnh tâm, một
con hổ vụt lao tới và cõng tôi đi. Hồn vía lên mây, mắt tôi cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng mới dám hé mở. Tôi
thấy hổ đi như bay nhưng rất cẩn thận, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối vào rừng sâu, không để
tôi bị gai đâm trúng.
Vào giữa rừng sâu, xung quanh chỉ có cây cối um tùm, rậm rạp, Hổ thả tôi xuống. Tôi thấy một con hổ cái đang lăn
lộn, cào đất, chắc là nó đói quá. Và tôi nghĩ, chắc hai con này chuẩn bị ăn thịt mình. Lòng tôi bàng hoàng, sợ hãi. Tôi
đứng im không dám nhúc nhích. Hổ đực tiến lại gần tôi, nó khẽ cầm tay tôi, những giọt nước mắt chảy dài trên
gương mặt dữ tợn. Trông nó thật tội nghiệp, tôi không sợ nữa. Bình tĩnh lại, nhìn kĩ bụng hổ cái, có cái gì động đậy,
tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi tiến lại gần hổ cái, xoa bụng cho nó. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với
nước suối cho hổ uống. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ cái có vẻ mệt nhưng đôi mắt của nó ánh lên niềm hạnh phúc. Hổ
đực mừng rỡ, đùa giỡn với con. Lần đầu tiên trong đời tay tôi nâng niu một chú hổ con và cũng là lần đầu, tôi
không nghe tiếng khóc chào đời. Nhìn gia đình nhà hổ, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một lát sau, hổ đực tiến đến một góc cây, quỳ xuống và đào lên một cục bạc. Rất trang trọng, hổ đưa cho tôi. Sau
đó, hổ đứng dậy, tôi theo hổ ra khỏi rừng. Ra đến bìa rừng, trời cũng tảng sáng, tôi khẽ nói:
_Xin chúa rừng hãy quay về.
Hổ nhìn tôi, cúi đầu vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đã đi khuất bỗng nghe một tiếng gầm vang động rừng xanh.
Tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một giấc mơ đẹp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc hổ tặng, tôi sống
qua được.
Một thời gian sau, tôi lại được nghe bà con kể câu chuyện này. Một người tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi
dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa, cây cỏ lay động không ngớt. Bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán
trắng, cúi đầu vào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng trông rất khổ sở. Bác tiều phu hiểu
chuyện và đã giúp hổ lấy ra chiếc xương bò mắc ở cổ. Nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có
con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, hổ lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.
Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, chuyên làm nghề đỡ đẻ. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được tay tôi đón chúng ra chào đời.
Một chuyện lạ đến với tôi. Một đêm nọ tôi đã lên giường ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi dậy mở cửa thì chẳng thấy có một ai. Rồi một con hổ to như con ngựa vằn lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi nhưng hổ vẫn ôm tôi chạy: Tỉnh dậy, tôi đã ở trong rừng trúc thấy một con hổ cái đang quằn quại, lăn lộn, cào đất… cây cỏ ngả nghiêng, rạp mình dưới chân nó. Tôi phát khiếp, run sợ. Chợt hổ đực cầm tay tôi nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. Rồi nó nhìn tôi như van lơn, cầu cứu. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì có cái gì như đang động đậy. Bụng hổ cái sà xuống, nó như đau đớn. Tôi hiểu ngay là hổ cái sắp đẻ. Thảo nào hổ đực cõng tôi đến đây. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống và xoa bụng cho nó. Cơn đau của hổ cái dịu dần rồi nó sinh một chú hổ con xinh xắn. Hổ đực mừng lắm, giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống trên thảm cỏ.
Tôi vẫn còn sợ sệt, bỗng hổ đực quì xuống bên một gốc cây bới lên một cục bạc lớn, nó đưa cho tôi và cúi đầu, vẫy đuôi. Biết hổ tạ ơn mình, tôi cầm lấy rồi theo hổ ra khỏi rừng. Lúc này trời cũng sắp sáng, tôi đưa tay chào nó và nói: Xin chúa rừng quay về. Hổ vẫn vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đi một quãng xa, hổ gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói khắp vùng, nhờ có hơn mười lạng bạc ấy nên tôi sống được qua cơn nguy kịch.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa có cỏ cây lay động, bác vác búa đến xem thấy có con hổ trán trắng đang giãy giụa, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Từ miệng hổ, máu me, nước dãi chảy trào ra. Bác tiều phu nhìn kĩ vào miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ to quá, càng móc, khúc xương càng lún vào sâu. Bác tiều phu uống rượu say để lấy can đảm cứu hổ. Bác trèo lên cây kêu lớn:
– Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho!
Nghe bác tiều phu nói, hổ nằm phục xuống, há mồm, nhìn bác như cầu cứu. Bác tiều phu liền trèo xuống, lấy tay móc xương cho nó. Cái xương bò to như cánh tay trong miệng hổ đã được bác lấy ra. Hổ liếm mép, nhìn bác rồi bỏ đi. Bác tiều lại nói đùa theo:
– Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé!
Sau đó một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài ngoài cửa. Sáng ra, bác mở cửa thấy có con nai chết để trước nhà, bác biết rằng hổ trả ơn mình.
Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất linh cửu bác, hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người hoảng hốt bỏ chạy, hổ lấy đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài mấy vòng rồi lững thững đi vào rừng. Từ đó về sau, đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại mang lợn hoặc dê đến để ngoài cửa nhà bác, mọi người đều hiểu được hổ trán trắng thật có nghĩa có tình với bác tiều. Hổ đã nhớ ơn cứu mạng, nhớ ân nhân đã đem lại sự sống cho mình.
Qua sự việc của tôi và sự việc của bác tiều, tôi nói với dân làng rằng: Tuy hung dữ nhưng hai con hổ ấy thật biết đạo, biết nhớ ân nghĩa, biết báo đáp công ơn của ân nhân đã cứu mình. Nguồn: http://diendankienthuc.net.
Bầu trời lạnh buốt đang dần dần trở nên ấm áp hẳn, không còn giá lạnh như ngày nào mọi người ra đường đã đông hơn, mặt tươi hơn, vui vẻ hơn. Cây cối, hoa lá nở hương thơm ngát. Tất cả mọi vật đều đắm chìm trong niềm vui khi mùa đông đã qua vậy là mùa xuân đã đến.
Vào mùa đông, trời lạnh buốt, các cây cối đều phải chịu đựng cái lạnh giá ấy trong một mùa đông do sự cai quản của lão già mùa đông nên mọi sự vật trên trái đất này đều phải tuân theo lão già mùa đông xấu xí, già nua, cáu kỉnh, chắc là trên đời này ai cũng ghét lão nhỉ, lão mang đến cho ta một cái lạnh không thể tưởng tượng nổi.nhưng không, không ai có thể ghét lão được vì đó không phải do lão mà đó là quy luật của tự nhiên thôi ráng chịu! Mùa đông thì mọi người ai cũng diện cho mình được bộ quần áo đẹp, ấm áp, ở trong nhà cùng với chiếc lò sưởi của nhà mình, chỉ còn một mình cây bàng đứng bơ vơ một mình ngoài đường, cây bàng trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, anh ta đang ước nguyện rằng mùa đông sẽ qua đi nhanh để lại mùa đông ấm áp cho mình.anh ta đang cầu cứu đất mẹ hãy cứu sống mình, đất mẹ hiền từ, điềm đạm dịu dàng khuyên bảo cây bàng:
-Cây bàng ơi, con phải tự cứu sống mình đi, mùa đông lạnh lẽo trơ trụi, ta thì lại cạn kiệt nước rồi con ạ! Bây giờ ta đã thành một bà già khô cằn, xấu xí, ta kiệt sức rồi con ạ! Nếu mùa đông không qua mau chắc ta chết mất thôi! Con hãy tự cứu sống mình đi
Cây bàng hoảng hốt nói:
-Xin người đừng nói thế !nếu người chết thì con cũng sẽ chết theo thôi vì không có người con làm sao có thể sống được.
Nói rồi cây bàng dũng cảm chờ đợi mùa xuân đến và dồn chất cho cây, không cầu cứu đất mẹ nữa vì cây bàng biết bây giờ thì đất mẹ cũng giống như mình mà thôi, mình phải tự cứu sống lấy bản thân mình trước đã chứ.
Sau 3 tháng, cuối cùng mùa đông cũng đã qua, lão già mùa đông lại phải nhường lại quyền cai quản cho nàng tiên mùa xuân trẻ trung xinh đẹp dịu dàng kiều diễm nhưng lão vẫn day dứt trong lòng và không muốn dời đi. Vậy là lão đã tạm biệt nơi này rồi. Lão sẽ đi cai trị nơi khác, ở một nơi thật là xa vào một ngày nào đó thì lão sẽ quay lại và tiếp tục cai trị nơi này.
Nàng tiên mùa xuân đem lại một bầu không khí ấm áp tươi vui không như lão già mùa đông đem đến một không gian khô cằn lạnh lẽo. Cuối cùng thì đất mẹ và cây bàng đã khỏe mạnh trở lại và vui vẻ như xưa.nhờ câu nói của đất mẹ mà cây bàng đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay.mọi người ra đường đi lại tấp nập chuẩn bị chào đón một năm mới.
Tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông, nàng tiên mùa xuân mẫu 2
Tôi là một cây bàng đã lớn lên và gắn liền với Đất Mẹ hơn bốn năm nay rồi. Tôi đang được sống những ngày bình yên trong những tháng ngày ấm áp của mùa xuân. Khi nhớ lại cái giá lạnh của mùa đông, tôi khiếp sợ :Tôi rất ghét mùa đông. Mùa đông, trời lạnh buốt, các cây cối đều phải chịu đựng cái giá lạnh ấy trong suốt mùa đông dài lận ba tháng do sự cai quản của Lão Già Mùa Đông nên mọi sự vật trên Trái Đất này đều phải tuân theo. Lão già Mùa Đông chẳng đẹp đẽ gì, lão xấu xí, già nua, cáu kỉnh, thích ẩn mình trong bóng tối. Tôi nghĩ trên đời này chẳng có ai ưa gì lão đâu như xuân, hạ, thu, đông bốn mùa luân chuyển, đó là quy luật của tự nhiên mà không ai có thể thay thế, vì vậy dù có ghét lão thì cũng không làm gì được.
Mùa đông, mọi người ai cũng diện cho mình bộ quần áo dày, đẹp, ấm áp, cùng nhau quây quần bên chiếc lò sưởi của nhà mình. Chỉ có mình tôi đứng bơ vơ một cõi ở ngoài đường. Tôi thì gầy guộc, khẳng khiu, đã thế lại còn bị Lão già Mùa Đông hành hạ không thương tiếc. Trên người tôi mà còn vươn chiếc lá úa vào của mùa thu thì lão cũng đến tàn sát, lão len lỏi bẻ từng chiếc lá còn sót lại trên người tôi khiến thân hình tôi trơ trụi. Lão quất vào người tôi bằng những cơn gió mạnh và lạnh lẽo nhất làm tôi mỗi ngày một sần sùi, xấu xí hơn. Ngày đêm, tôi luôn cầu nguyện cho mùa đông sẽ mau chóng trôi qua, để lại mùa xuân ấm áp cho mình và cho mọi người, nhưng sao mùa đông cứ dai dẳng, như chẳng muốn rời xa nơi đây làm tôi rất khổ cực. Tôi mệt mỏi quá, không chịu nỗi nữa đành cầu cứu Đất Mẹ xin người hãy cứu sống tôi. Đất Mẹ hiền từ, điềm đạm, động viên tôi:
- Bàng ơi! Con phải tự cứu sống mình đi, ta bây giờ đã sắp cạn kiệt nguồn sinh lực mất rồi, con ạ! Bây giờ, ta đã trở thành một bà già cằn cỗi, ta sắp kiệt sức rồi. Nếu mùa đông không qua mau thì ta cũng chết mất thôi. Ta sẽ cố gắng dồn hết chất dinh dưỡng còn lại của mình để duy trì sự sống cho con. Con hãy ráng chờ mùa xuân đến con nhé!
Tôi vâng lời và nhận chất từ đất mẹ lên cơ thể tôi, tôi biết đất mẹ cũng chẳng khác gì mình. Thế là tôi đành phải chờ đợi mùa xuân đến.
Sau ba tháng mỏi mòn chờ đợi, cuối cùng mùa đông đã qua, Lão Già Mùa Đông lại phải nhường quyền tiếp quản lại cho Nàng Tiên Mùa Xuân trẻ trung, dịu dàng, kiều diễm, tràn trề những sống. Nàng Xuân đến đâu, khắp nơi cũng đều rất phấn khởi, dang rộng vòng tay chào đón nàng. Đáp lại tấm chân tình ấy, nàng tiếp thêm nhựa sống, tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi. Nắng xuân ấm áp chan hòa dịu dàng, muôn nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc trong nắng xuân. Gió xuân nhẹ nhàng, tha thiết lướt trên lá cây ngọn cỏ, hương xuân thoang thoảng đưa mùi phấn thơm bay gần bay xa.Tôi khao khát uống từng dòng xuân của đất trời để phục hồi sinh lực. Vậy là Lão già Mùa Đông đã rời khỏi nơi đây rồi, tôi biết lão sẽ đi đến nơi khác, ở nơi xa thật xa để cai trị. Và rồi một ngày nào đó, lão cũng sẽ trở lại để tiếp tục cai quản nơi này.
Nàng Tiên Mùa Xuân đem lại bầu không khí ấm áp, tươi vui, không như Lão Già Mùa Đông đem đến không gian khô cằn, lạnh lẽo. Cuối cùng, tôi và đất mẹ đã khỏe lại và tràn đầy nhựa sống như xưa. Nhờ lời động viên, khích lệ của Đất Mẹ mà nay tôi đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tôi đã cứng rắn hơn, đã biết chịu đựng, biết mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Tôi thật cảm ơn Nàng Tiên Mùa Xuân đã ban cho tôi sự sống và cảm ơn Đất Mẹ đã tiếp cho tôi nguồn động lực quý báo.