Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
A. Học chữ
B. Mừng thọ thầy
C. Thăm sức khỏe thầy
D. Tặng thầy sách
Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?
A.Trưởng làng
B. Thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ
C. Thân mẫu của cụ
D. Phụ thân của cụ
Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Thương người như thể thương thân
C. Yêu thương anh chị em
D. Tôn sư trọng đạo
Câu 4. Những thành ngữ nào sau đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Tiên học lễ, hậu học văn.
C. Học thầy không tày học bạn
D. Học, học nữa, học mãi
Câu 5. Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?
A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập.
C. Cụ giáo tóc bạc phơ, đội khăn xếp ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập
B. Cụ giáo mặc bộ quần áo màu trắng giản dị, đang lang thang trong sân vườn.
D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ.
Câu 6. Cụ giáo Chu được nói tới trong bài là ai?
A. Cụ Chu Văn Ân (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
B. Cụ Chu Văn An (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
C. Cụ Chu Văn Ba (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
D. Cụ Chu Văn Tam (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
Câu 7. Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò?
A. Cho thấy được cụ giáo Chu là người có rất nhiều môn sinh.
B. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
C. Kể lại diễn biến ngày mừng thọ của cụ giáo Chu
D. Cho thấy cụ đồ mới là người có nhiều môn sinh nhất, nhiều hơn cả cụ giáo Chu.
Câu 8. Các câu sau được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa.
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ có tác dụng nối
D. Cả ba phương án trên
Câu 9. Các vế trong câu ghép dưới đây được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?
Cụ giáo Chu bước vào sân, cụ chắp tay cung kính vái và nói to lời chào.
A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy.
B. Nối bằng quan hệ từ “và”
C. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy và bằng quan hệ từ “và”
D. Một cách khác
Đọc bài : Nghĩa thầy trò ( SGK TV5 TẬP 2 TR 79 - 80 )
Bài tập đọc nghĩa thầy trò
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
- Nông dân: thợ cấy, thợ cày.
- Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
- Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học
cố gắng làm giúp mình nha cảm ơn bn nhiều