K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2023

Quê hương của mình là nơi mà trái tim mình luôn hướng về. Nơi mà mình sinh ra, lớn lên và hòa mình vào những truyền thống, phong tục đậm đà. Mỗi khi nghĩ về quê hương, mình cảm nhận được tình cảm mãnh liệt và tự hào về đất nước, con người và vẻ đẹp thiên nhiên của nơi đó. Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận trong cuộc sống của mình.

26 tháng 11 2019

I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.

- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi

- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo

2 bộ phận:

- Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

+ Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ

+ Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

- Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

+ Gọng kim loại: Gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu

+ Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính

- Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

26 tháng 11 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

a. Nguồn gốc:

- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính

- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:

+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.

+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.

- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

- Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa

+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ

+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước

- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

c. Công dụng (theo từng loại kính):

- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;

3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

8 tháng 2 2018

  - Có vay có trả mới thoả lòng nhau. 
- Vay thì trả, chạm thì đền. 
- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi, 
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham... 
- Của phi nghĩa có giàu đâu 
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền. 
- Ai ơi đừng tham của người 
Lấy một phải trả gấp mười về sau. 
- Chữ tín thay đức con người, 
của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay. 
- Của người nhọc đổ mồ hôi, 
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.

8 tháng 2 2018

Có vay có trả mới thoả lòng nhau. 
- Vay thì trả, chạm thì đền. 
- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi, 
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham... 
- Của phi nghĩa có giàu đâu 
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền. 
- Ai ơi đừng tham của người 
Lấy một phải trả gấp mười về sau. 
- Chữ tín thay đức con người, 
của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay. 
- Của người nhọc đổ mồ hôi, 
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé, bài này viết khá hay và ngắn như em yêu cầu đây:

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà

“Đọc là biến đi khỏi thế giới

Đọc là tìm lại được thế giới

Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Và yêu cầu: “Qua một tác phầm văn học tâm đắc, em hãy làm rõ ý kiến trên”.

 
Bài viết của học sinh Ngọc Quỳnh. 

Bài viết của học sinh Lưu Ngọc Quỳnh, học sinh lớp 11CA3 nhận được lời phê khen ngợi của cô giáo: “Bài viết xúc động với lối viết giàu hình ảnh, chân thật đến xót xa. Nhờ đó làm sáng tỏ vấn đề một cách xuất sắc”.

Đúng như những gì nữ văn sĩ người Pháp đã viết, đọc sách là con đường hiệu quả nhất để người ta “biến đi khỏi thế giới” xô bồ, luôn vội vàng trong một khoảnh khắc để tìm lại cảm xúc, mở mang đầu óc và cả trái tim của mình.

Mỗi tác phẩm như một cánh cửa, lại mở ra cho người đọc bao điều mới lạ hay chỉ đơn giản là tìm về cảm xúc xưa cũ, hoài niệm mà người ta lỡ lạc mất trong cuộc sống bộn bề, đầy lo toan.

Bài thơ Cúc ơi của nhà thơ Yến Thanh chính là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép nhưng niềm day dứt, thương xót chị Cúc vẫn còn mãi trong lòng độc giả hôm nay.

Tình yêu Tổ quốc luôn là khái niệm thiêng liêng và quý báu, nhất là với lớp trẻ. Khi Việt Nam chìm trong khói lửa, tuổi trẻ Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, trong số đó có những nữ chiến sĩ chỉ mới mười tám, đôi mươi, đang mang trong mình rất nhiều ước mơ, hoài bão.

Vậy mà những cô gái ấy với tình yêu đất nước bao la đã biến những ước mơ thành ý chí sắt đá để có thể bảo vệ tổ quốc khi kẻ thù xâm lược. Điển hình là mười nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự hy sinh của các chị đã đi vào lịch sử dân tộc, tên của các chị đã hóa thành tên chung “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Khi các chị hy sinh, thi thể của Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc được tìm thấy cuối cùng sau ba ngày ròng rã. Chính trong những ngày đen tối ấy, với niềm xót thương người em, người đồng đội, tác giả Yến Thanh đã viết bài thơ Cúc ơinghẹn ngào, da diết.

Nhà thơ Yến Thanh tên thật Nguyễn Thanh Bình, khi đó là cán bộ kỹ thuật ngành giao thông, trực tiếp làm việc tại núi bom Đồng Lộc. Đặc biệt, nhà thơ còn là người anh, người đồng đội rất thân thiết với chị Hồ Thị Cúc.

Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm hết sức ác liệt, hố bom chồng lên hố bom, không còn một cành cây, ngọn cỏ. Một ngày tháng 7 năm 1968, mười cô gái Tiểu đội Bốn do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng được lệnh ra mặt đường để lấp hố bom do máy bay Mỹ vừa trút xuống. Đó là nhiệm vụ quen thuộc của các chị, vì ở đây không biết mấy trăm lần, ban ngày quân địch phá tan đường, cuối ngày thanh niên  xung phong lại nối liền đường để đoàn xe lăn bánh vào Nam. Thế nhưng vào cái ngày định mệnh ấy, những trận bom của giặc Mỹ đã đồng bộ đổ xuống khi các chị đang làm nhiệm vụ, vùi lấp mười cô gái.

Sau một thời gian, thi thể chín người đã được tìm thấy duy chỉ một người cuối cùng là chị Hồ Thị Cúc vẫn bặt vô âm tín.

Đau đớn xót xa tận cùng, bốn câu thơ đầu như lời gọi của nhà thơ dành cho chị Cúc:

“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn đã quây quần đủ mặt

Nhỏ - Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh”.

 

Ngọc Quỳnh (đeo kính hàng đầu tiên

 ) là tác giả của bài văn xúc động. Ảnh: NVCC.

Hẳn là đau đớn lắm, xót xa lắm nên Yến Thanh mới nhớ mãi cảnh chị Tần điểm danh đồng đội mà cho đến khi thi thể các chị xếp cạnh nhau, tác giả vẫn tưởng họ đang tập hợp. Yến Thanh đã nhắc tới một câu thành ngữ quen thuộc nhưng lại khẳng định câu thành ngữ ấy không thể dùng trong hoàn cảnh này “Chín bỏ làm mười”, là thành ngữ chỉ sự phiên phiến, làm tròn. Nhưng ở đây, mười cô gái hy sinh mới tìm được chín thi thể, không thể “phiên phiến” được. Tiếng khóc quặn thắt, buốt nghẹn, nức nở.

“Bọn anh đã bới tìm vẹt quốc

Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”.

Những câu thơ mộc mạc mà cứa lòng, cứa da độc giả. Đáng lẽ khi chưa tìm được chị Cúc, các đồng đội phải nôn nóng, nhát cuốc càng nhanh, càng mạnh. Thế nhưng ở đây, các anh chỉ “bới tìm vẹt cuốc” vì sợ chị Cúc đau, sợ em xương tan thịt nát. Thế mới thấy tình đồng đội là bài ca đẹp nhất, còn mãi giá trị qua thời gian.

“Cúc ơi em ở đâu?

Đất nâu lạnh lắm

Da em thì xanh

Áo em thì mỏng

Cúc ơi em ở đâu?

Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng

Ở đâu hỡi Cúc

Đồng đội tìm em

Đũa găm cơm úp

Gọi em

Gào em

Khản cả cổ rồi

Cúc ơi”.

Cúc chỉ mười tám, đôi mươi nhưng để tìm chị, đồng đội phải dùng đến “đũa găm, cơm úp”. Hình ảnh ấy như dấu chấm hết cho một kiếp người dang dở, bao khát khao chưa thành hiện thực. Gọi em chưa đủ, nỗi thê lương đã hóa thành tiếng “Gào em”, mong muốn Cúc hãy nghe thấy và trở về.

Bài thơ với câu chữ bình dị, mộc mạc nhưng làm độc giả lay động vì tình cảm tác giả dành cho chị Cúc cùng các chị thanh niên xung phong tròn đầy trong từng câu, từng chữ.

Cái sống – cái chết mong manh là vậy nhưng các nữ chiến sĩ vẫn lạc quan sống, thương yêu Tổ quốc, chiến đấu vì độc lập dân tộc, trở thành những bông hoa đẹp nhất, khắc trên trang sử vàng của đất nước ta.

Cúc ơi đã cho ta “biến đi khỏi thế giới” với hàng trăm ngàn mặt người mệt mỏi, lo toan, để ta “tìm lại được thế giới” sâu trong tâm tư mình. Đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với quê hương, đất nước. Mỗi lần đọc sách là một lần ta có cơ hội “còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Tóm lại, Cúc ơi với giọng thơ nghẹn ngào đã thể hiện niềm thương xót của tác giả nói riêng, của đồng bào ta nói chung đối với sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là chị Hồ Thị Cúc.

Để ngày hôm nay, nhìn lại ta càng cố gắng phấn đấu, viết tiếp bản trường ca của các chị, xây dựng đất nước thịnh vượng, giữ gìn hòa bình trên mảnh đất Việt Nam với tâm thế vững vàng.

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.