K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

Truyền nghề : Ba đã quyết định truyền nghề cho tôi.

Truyền tụng : Nhân dân truyền tụng những về lòng yêu nước của Bác Hồ.

Truyền thống : Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Hạnh phúc : Gia đình em rất hạnh phúc.

Yêu thương : Ba mẹ rất yêu thương em.

12 tháng 2 2020

B, Truyền thống , truyền nghề, truyền ngôi

12 tháng 2 2020

Câu B đúng nhé

1 tháng 4 2022

truyền thống đoàn kết                                                      nghề sơn mài truyền thống

truyền thống chỗng ngoại xâm                                         truyền thống phát huy

truyền thống yêu nước                                                     truyền thống hiếu học

nghề thủ công truyền thống                                              truyền thống của nhà trường

vẻ đẹp truyền thống                                                          bộ áo dài truyền thống

3 tháng 3 2019

Đặt câu có từ truyền thống (với nghĩa: có tính chất truyền thống, được truyền lại từ các đời trước)

 Trả lời:   Làm bánh chưng, bánh dày là một phong tục truyền thống không thể thếu trong nhày Tết của dân tộc ta.

Học tốt!

3 tháng 3 2019

Nhân dân ta có truyền thống yêu nước.

2 tháng 3 2017

a. Truyền (trao lại cho người khác, thường thuộc thế hệ sau): truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

b. Truyền (lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết): truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.

c. Truyền (nhập vào, đưa vào cơ thể người): truyền máu, truyền nhiễm.

4 tháng 4 2021

a, truyên có nghĩa lả trao lai cho nguoi khác [thuong thuôc thế he sau] lả truyển nghể ,truyển thống ,truyển ngôi.

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.=> Xem hướng...
Đọc tiếp

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: 

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

                                                                                Help me!.......................

0
9 tháng 3 2019

1 . Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm  lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương  lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường,  tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
Các từ thay thế: in đậm

2 . 

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.