MẤY PRO GIÚP TÔI VỚI Câu 1Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định? A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay… B. Là câu có ngữ điệu phủ định. C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa… D. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết. Câu 2nào dưới đây không dùng để kể, thông báo ? A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh) B. Làng tôi...
Đọc tiếp
MẤY PRO GIÚP TÔI VỚI
Câu 1
Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay… |
B. Là câu có ngữ điệu phủ định. |
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa… |
D. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết. |
Câu 2
nào dưới đây không dùng để kể, thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh) |
B. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh) |
C. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh) |
D. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi) |
Câu 3
Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
A. Không |
B. Chút |
C. Lặng lẽ |
D. Đâu |
Câu 4
Kết cấu chung của thể hịch gồm mấy phần?
A. Hai phần. |
B. Năm phần. |
C. Ba phần. |
D. Bốn phần. |
Câu 5
Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?
A. Phản bác một ý kiến, một nhận định |
B. Chọn A và B. |
C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. |
D. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. |
Câu 6
Các câu sau thuộc hành động nói gì?
“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”
A. Điều khiển |
B. Trình bày |
C. Hứa hẹn |
D. Hỏi |
Câu 7
Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. |
B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. |
C. Giãi bày tình cảm của người viết. |
D. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. |
Câu 8
Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Không |
B. Nên |
C. Hãy |
D. Đừng |
Câu 9
Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
A. 958 |
B. 1789 |
C. 1010 |
D. 1858 |
Câu 10
Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?
A. Điệu bộ |
B. Cử chỉ |
C. Nét mặt |
D. Ngôn từ |
* 5 câu có chứa từ phủ định mang ý khẳng định :
- Tôi không thể không nhớ.
- Ai mà chẳng nhớ.
- Đứa nào chẳng có .
- Không phải không làm được .
- Mẹ tôi chẳng quên một kỉ niệm nào về nó .
* 5 câu không có từ phủ định mang ý phủ định.
- Giỏi gì mà giỏi .
- Thế mà hay à !
- Cậu ta đẹp gì mà đẹp .
- Thế mà kêu là hát hay lắm .
- Được đâu mà được !
vế đầu
-tôi chẳng sao quên được
-tôi không thể nào là không nhớ
-ai mà chẳng biết
-chả đứa nào là đứa ko có bút
-không ai trong lớp ko thích tôi
vế sau
-tôi làm sao mà nhớ nổi được vì chuyện qua lâu lắm rồi mà
- tôi làm được nhưng chỉ trong tưởng tượng mà thôi
-tôi ước mình có cái xe đạp như cô ấy
-có ai muốn mình khổ đâu
- tôi có bao giờ thích làm bài tập về nhà đâu
mình nếu sai thì bạn tự sửa nhe