Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ bấm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Nguyên nhân do yếu tố chủ quan của người bấm, có người bấm nhanh hơn, có người bấm chậm hơn nên 2 người bấm đồng hồ sẽ ở 2 thời điểm khác nhau.
- Ưu điểm: dùng đồng hồ bấm giây dễ thực hiện, thao tác nhanh.
- Hạn chế: do con người trực tiếp bấm nên sẽ xảy ra sai số ở kết quả đo.
Giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng bằng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Một số biện pháp:
+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
+ Gắn biển báo “cấm bóp còi”; “ cấm họp chợ”, …
+ Treo thêm các rèm cửa ở mỗi phòng học.
Âm từ đồng hồ phát ra truyền đến tai khi lần lượt đi các chất: lỏng (nước) -> rắn (thành bình bằng thủy tinh) -> không khí.
- Dựng ảnh \(A'\) của \(A\) qua gương:
- Từ \(A\) hạ đường thẳng vuông góc với gương tại \(H\)
- Trên tia \(AH\) lấy điểm \(A'\) sao cho \(A'H=HA\)
⇒ Vậy \(A'\) là ảnh của \(A\) qua gương.
- Tương tự, dựng ảnh \(B'\) của \(B\) qua gương
⇒ Nối \(A'\) với \(B'\) ta được ảnh \(A'B'\) của \(AB\) qua gương.
+ Nam châm hút vật làm bằng sắt.
+ Nam châm không hút các vật làm bằng đồng, nhôm, nhựa, thủy tinh, gỗ.
Kết luận:
- Nam châm hút được các các vật được làm từ vật liệu từ (sắt, thép, cobalt, …)
- Nam châm không hút các vật không thuộc vật liệu từ (đồng, nhôm, …)
Ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây là kết quả đo có độ chính xác cao hơn vì không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người bấm.