K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

Phân loại đại từ

Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia thành 3 loại chính gồm:

Đại từ dùng để đặt câu hỏi

Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…

Đại từ nhân xưng

Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:

  • Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
  • Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
  • Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.

Các loại đại từ khác

Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.

  • Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
  • Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…

Đại từ trong chương trình Ngữ văn 7

Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Đại từ để trỏ

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Đại từ để hỏi

Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.

Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…

Kết luận: Đại từ thường dễ nhầm với danh từ, tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc nhiều sẽ phân tích đươc đâu là đại từ.

Đại từ xưng hô : mày

Đại từ nhân xưng : sao

Đại tù thường : cậu

13 tháng 11 2021

TL

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Xin k

HT

18 tháng 12 2021

TRong sách giáo khoa đều có á 

11 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ

11 tháng 10 2021

dạ

20 tháng 9 2019

đại từ là những từ chỉ người dùng để hỏi

vd tôi đã lớn rồi.

20 tháng 9 2019

sgk bạn

  •  Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
  • Phân loại 

– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc

  • Ví dụ đại từ

Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?

k tôi

hk tốt

5. “Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác. Thể loại ? PTBĐ ? -...
Đọc tiếp

5. “Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác. Thể loại ? PTBĐ ?

- Văn bản :

- Tác giả :

- Hoàn cảnh sáng tác :

- Thể loại :

- PTBĐ :

b) Em cảm nhận được gì từ đoạn văn trên.

c) _Tìm từ láy, cho biết ý nghĩa của quan hệ từ và đại từ vừa tìm được.

_Phân loại các từ láy, cho biết ý nghĩa của quan hệ từ và đại từ vừa tìm được.

d) Đặt câu với từ láy, quan hệ từ, đại từ trong đoạn văn trên ( Mỗi loại 1 câu )

1
26 tháng 12 2016

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác. Thể loại ? PTBĐ ?

- Văn bản : Mùa xuân của tôi

- Tác giả : Vũ Bằng

- Hoàn cảnh sáng tác : Viết trong hoàn cảnh xa quê hương đang sống tại Sài Gòn – vùng kiểm soát của Mỹ – Nguỵ.

- Thể loại : tùy bút

- PTBĐ : miêu tả , biểu cảm , lập luận

BT5.a) Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Cho 1 ví dụ?b) Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích dưới đây:(1) Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:- (3) Một ngày tuyệt đẹp!- (4) Thật khó chịu! – Giun đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào một lớp đất khô.- (5) Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời...
Đọc tiếp

BT5.

a) Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Cho 1 ví dụ?

b) Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích dưới đây:

(1) Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:

- (3) Một ngày tuyệt đẹp!

- (4) Thật khó chịu! – Giun đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào một lớp đất khô.

- (5) Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

- (6) Không ! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun đất cãi lại. (7) Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. (8) Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua dừng lại nghỉ, chúng quyết định hỏi Kiến. (9) Châu Chấu hỏi Kiến:

- (10) Kiến ơi, ngày hôm nay thế nào ? Hãy nói giúp tôi xem tuyệt đẹp hay đáng ghét? (11) Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- (12) Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. (13) Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến.

- (14) Hôm nay là ngày như thế nào bác Kiến đáng kính?

- (15) Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

                                                                                           (V.Ô-XÊ-Ê-VA) – Thúy Toàn dịch)

BT6. Phân loại nhóm từ sau đây thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Hán Việt: thiên địa, đại lộ, hải đăng, huynh đệ, tiên tri, viễn thám, viễn vọng, phi công, hoan hỉ, tiểu nhân, vĩ đại, ngư nghiệp, sinh tử, tồn vong, đại diện, mục đồng.

BT7. Xác định các lỗi sử quan hệ từ trong câu sau và chữa lại cho đúng.

a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.

b) Chúng ta không nên nghe họ nói đánh giá họ.

c) Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn ấy học giỏi.

d) Qua phong trào thi đua Hai tốt cho ta thấy sự cố gắng của các bạn.

e) Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ.

BT8. Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau:

a) Tuy miêng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên.

b) Người nông dân ngày xưa phải làm cày chìa vôi, ngày nay đã có máy móc thay thế.

c) Chúng ta phải cố gắng học tập tiến bộ không ngừng.

d) Hôm nay mẹ đi mua thức ăn cá rất ngon.

e) Đằng xa vẳng lại tiếng cười các em học sinh đi học về.

BT9. Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong câu sau

A. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập.           B. Trông nó làm thật chướng mắt.

C, Lòng mẹ bao la như biển cả.                     D. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao

BT10. Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây

- Bác đã đi rồi sao bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

BT11. Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau đây: rộng, chạy, cần cù, lười, chết, thưa, đen, nghèo.

BT12. Viết đoạn văn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 quan hệ từ và 1 cặp từ đồng nghĩa.

BT13. Đọc đoạn văn sau:

   “Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cảnh cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

                                                                                                       (Mai Văn Tạo)

     Hãy tìm từ đồng nghĩa (gần nghĩa), các từ trái nghĩa có trong đoạn văn ?

4
11 tháng 11 2021

nếu giờ soạn ra rất là dài

bn có thể chia đăng một lần mấy bài thôi nhé!

11 tháng 11 2021

bởi vì mai mik thi nên cần gấp

 

 

20 tháng 9 2016

a) _ "Thế " trg câu 1 trỏ tính chất
     _ " Thế" trg câu 2 trỏ hoạt hoạt động

      _ "Thế " trg câu 3 trỏ tính chất 

b) "chú " - đại từ

     "ông" - ko phải đại từ

     "ông bà" - đại từ trỏ số lượng

     " anh em" - ko phải đại từ

     " con" - đại từ

c) ai : Bn là ai vậy ?

    gì : Bn tên là gì ?

    bao nhiêu : quyển sách này giá bao nhiêu ?

    thế nào : bây giờ bn đang cảm thấy thế nào ?

22 tháng 9 2016

bạn ơi câu b/ còn phần "vì sao?"  giúp nhé

Phân loại + kể tên :

a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo.

b) Trạng ngữ chỉ thời gian:

- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động.

c) Trạng nhữ chỉ nguyên nhân:

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

d) Trạng ngữ chỉ mục đích:

- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:

- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.