Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái hay ở đây là : tác giả đã nhân hóa mọi vật xung quanh khiến bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn ngưười đọc đến như vậy
Phép đảo ngữ từ "mọc" lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái tồn tại của sự vật. Đó là sắc hoa tím biếc nổi bật lên giữa dòng sông mùa xuân. Phép nhân hóa "ơi con chim chiền chiện" cho thấy tác giả đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân. Câu hỏi tu từ kết hợp với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy tác giả cảm nhận rất tinh tế âm thanh tiếng chim. Tiếng chim hót vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng Thanh Hải cảm tưởng như tiếng chim kết đọng lại thành từng giọt, có thể hứng được bằng tay. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã chứng tỏ rằng tác giả đang mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng nhiều giác quan khác nhau. Cũng theo đó mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên đầy ấn tượng, có cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh, không gian bức tranh mùa xuân cũng được mở rộng, hết sức khoáng đạt gồm cả không gian tầng thấp và tầng cao, gồm cả dòng sông và bầu trời. Bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng được Thanh Hải sáng tác trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh. Nhưng ta không hề thấy ở đó sự bi lụy, sầu đau, mà ở đó vẫn luôn ánh lên niềm yêu đời, yêu cuộc sống và tâm hồn rộng mở của nhà thơ. Bởi vậy mà khổ thơ mang những nét độc đáo và có sức hấp dẫn riêng.
a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.
b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:
- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.
- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.
c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.