Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB: Giới thiệu câu nói -> Giới thiệu bài thơ
TB:
+ Giải thích câu nói:
"Sứ mệnh"-> nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt
"Người nghệ sĩ"-> nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, nhà văn,... những người làm nghệ thuật
"cái âm thanh kì diệu của cuộc sống vốn rất đỗi bình thường"-> những khía cạnh của cuộc sống
=> Cả câu: Nghệ thuật/Những người làm nghệ thuật cần phải phát hiện, tìm được những vẻ đẹp của cuộc sống và phản ánh nó
+ Giới thiệu khái quát bài thơ
+ Luận điểm 1: Vẻ đẹp cuộc sống từ bức tranh mùa xuân tự nhiên
(Phân tích khổ thơ 1) -> Mùa xuân, thiên nhiên đầy sức sống -> Tác giả yêu đời
+ Luận điểm 2: Vẻ đẹp cuộc sống từ bức tranh mùa xuân đất nước
(Phân tích khổ thơ 2,3) -> Đất nước đầy sức sống, vững vàng đi lên -> Tác giả yêu đất nước, tin vào tiềm lực của đất nước
+ Luận điểm 3: Vẻ đẹp cuộc sống từ bức tranh mùa xuân trong lòng người
(Phân tích khổ thơ 4,5) -> Ước mong cống hiến
+ Luận điểm 4: Vẻ đẹp cuộc sống từ lời hát từ biệt
(Phân tích khổ thơ 6) -> Mong muốn được sống, được tiếp tục cống hiến
+ Kết luận chung bài thơ: Những vẻ đẹp cuộc sống chân thành giản dị của thiên nhiên đất trời, của ước nguyện chân thành
+ Mở rộng:
- Nghệ thuật góp phần phản ánh vẻ đẹp cuộc sống
- Tại sao Thanh Hải lại phản ánh được vẻ đẹp cuộc sống
KB: Kết luận câu nói -> Đúng
Bài học rút ra cho người nghệ sĩ, cho độc giả
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.
Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.
Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.
Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.
Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng
- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.
- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.
+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.
- Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.
+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.
+ Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.
+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.
- Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).
- Giống nhau:
+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.
- Khác nhau:
+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)
+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)
1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng
- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.
- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.
+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.
- Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.
+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.
+ Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.
+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.
- Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).
- Giống nhau:
+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.
- Khác nhau:
+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)
+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)
Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình