Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mong mọi người giúp ạ, mình đang rất cần và cũng rất mong mọi người không sao chép ở ngoài
Trong cuộc sống, con người có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng cơ bắp, bằng quyền lực, bằng đồng tiền.. Nhưng Lê-nin, người thầy của cách mạng vô sản đã nêu lên một ý kiến khác: "Ai có tri thức người đó có sức mạnh". Câu nói của Lê-nin đã giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của tri thức và người tri thức. "Tri thức" là vốn hiều biết về tự nhiên, xã hội, là kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua học tập trải nghiệm cuộc sống. "Sức mạnh" là một cách nói ẩn dụ chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó. Câu nói trên của Lê-nin muốn khẳng định một điều rằng: Người có được tri thức sẽ có khả năng thực hiện được mọi việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua khó khắn, trở ngại
C) Nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương:
- Do thói đa nghi, cách hành xử thô bạo của Trương Sinh
- Do chế độ xã hội phong kiến nam quyền không cho người phụ nữ quyền lên tiếng
- Do lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông lạ đêm nào cũng tới
- Do chính Vũ Nương giả vờ coi cái bóng là cha bé Đản để thỏa nỗi nhớ chồng và bù đắp tình yêu cho con
- Do cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra nỗi oan và bi kịch gia đình\
C,Vũ Nương bị chồng nghi là hư hỏng, không giữ tròn tiết hạnh. Nàng phải ôm mối hận gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn chỉ vì sự hiểu lầm không đâu. Chuyện nàng chỉ bóng mình trên vách để dỗ con là chuyện rất bình thường, khó ai có thể lường trước chuyện đáng tiếc bắt nguồn từ đó. Đứa con thì ngây thơ, vô tội. Nguyên nhân chính là do người chồng cả ghen, mù quáng, nhỏ nhen và thô bạo.
Là người cùng làng, biết nàng là người đoan trang mới cảm mến mà lấy về làm vợ, thời gian thành vợ chồng, dù ngắn ngủi, cũng đủ để Trương Sinh hiểu vợ mình và nàng cũng chưa từng làm điều gì thất thố... Vậy mà chỉ cần lời nói ngây thơ của con trẻ cũng khiến chàng ta nghi kị vợ mình, không còn một chút niềm tin. Thậm chí Trương Sinh cũng quá bảo thủ, ích kỉ đến nỗi không nói ra việc chàng đã nghe tin từ đâu để nàng giải thích, không cân nhắc, đếm xỉa gì đến lời giãi bày thống thiết của vợ cũng như lời biện bạch của hàng xóm láng giềng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ lòng trong sạch của mình.
Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ mà dẫn đến cái chết oan khuất. Sự vô lí ấy đã thể hiện một cách thấm thía, xót xa của số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không có quyền bày tỏ, giải thích. Họ bị ràng buộc bị một hệ thống lễ giáo khuôn mẫu, khắc nghiệt. Trong gia đình, người đàn ông có quyền quyết định còn tiếng nói của người phụ nữ dường như không có giá trị. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh là bởi chế độ nam giới chuyên quyền. Chế độ ấy cho phép anh ta làm thế. Và khi người chồng đã quyết, đã nhẫn tâm đánh đuổi, người vợ không có cách gì kêu oan, chỉ duy một cách là trẫm mình tự vẫn.
Bên canh việc thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ, phê phán chế độ nam quyền độc đoán, hẳn Nguyễn Dữ còn ngầm gửi gắm lời lên án chiến tranh. Nếu không có chiến tranh làm sao có cảnh chia lìa đôi lứa để rồi dẫn đen cái chết oan trái của người con gái đức hạnh Vũ Nương.
Tham Khảo:
Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.