K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

Câu 11 ) Dù đơn giản , chỉ là một điều nhỏ bé mà gắn liền với trách nhiệm , bởi cô cũng hay làm việc đó với mọi người trong lớp . Nhưng đối với Douglas điều đó là tuyệt vời , chắc có lẽ hơi ấm trong lòng bàn tay cô đã truyền đến người cậu và khích lệ , yêu thương . Dù chỉ là một cái nắm tay nhưng nó mang ý nghĩ thật to lớn - tiếp thêm sức mạnh cho cả một con người . 

Câu 22 ) " khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác "

= > Biên pháp tu từ : So sánh 

Nhằm nhấn mạnh sự ngặt nghèo , sự khó khăn và những tổn thương , đau khổ mà cô bé phải chịu . 

Câu 33 : Nêu 3 thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản trên : 

+ Sự giúp đỡ chỉ đơn giản là đồng cảm với họ : Khi đồng cảm với mọi người ta sẽ hiểu rõ được nổi khổ mà họ phải chịu từ đó sẽ yêu quý họ hơn 

+ Những hành động nhỏ bé nhưng mạng lại ý nghĩ lớn : Như chỉ đơn giản là một cái nắm tay mà cô giáo đã truyền biết bao nhiêu động lực cho Douglas

+  Chúng ta phải biết yêu thương mọi ng xung quanh ta : Điều đó sẽ giúp ta sống tốt hơn , sẽ có nhiều cái nhìn thực tế hơn và ta sẽ được mọi người yêu mến , quý trọng . 

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại...
Đọc tiếp

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a. Hãy tìm các từ láy có trong đoạn trích

b.Tìm câu ghéptrong đoạn trích và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào?

c. Chỉ ra một trường từ vựng có trong đoạn trích?

d. Cho câu chủ đề : Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 10 câu)

1
2 tháng 3 2020

a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.

b. Câu ghép:

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

-> Quan hệ song hành.

Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.

c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man

Đọc câu chuyện sau: Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích " Bàn tay yêu thương-NXB trẻ -2004)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ câu chuyện.

Gợi ý: Văn nghị luận xã hội về tình yêu thương.

0
cau 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Đập đá ở Cô Lôn"câu 2 :   Ghi lại theo trí nhớ bài thơ "Đập đá ở Cô Lôn"câu 3 : Tìm phân tích cấu tạo của các câu ghép trong đoạn văn sau và nêu mối quan hệ giữa các vế của các câu ghép ấy. (5 điểm)"Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.         Anh Dậu sợ quá muốn dậy can...
Đọc tiếp

cau 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Đập đá ở Cô Lôn"

câu 2 :   Ghi lại theo trí nhớ bài thơ "Đập đá ở Cô Lôn"

câu 3 : 

Tìm phân tích cấu tạo của các câu ghép trong đoạn văn sau và nêu mối quan hệ giữa các vế của các câu ghép ấy. (5 điểm)

"Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. 

        Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

       - U nó không được làm thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. 

       Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: 

       - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó àm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được....."

                                                                                                                      ("Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)

0
a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Câu1 Cho đoạn trích sau:“ Mặt lãi tự nhiên co rúm lại . Những vết nhăn xô lại vs nhau , ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão huhu khóc...”a) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Em hãy liệt kê các tình tiết và tóm tắt ngắn gọn VB trên?b) Chỉ ra 1 câu ghép có trong đoạn trích , phân tích cấu tạo ngữ pháp...
Đọc tiếp

Câu1 Cho đoạn trích sau:

“ Mặt lãi tự nhiên co rúm lại . Những vết nhăn xô lại vs nhau , ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão huhu khóc...”

a) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Em hãy liệt kê các tình tiết và tóm tắt ngắn gọn VB trên?

b) Chỉ ra 1 câu ghép có trong đoạn trích , phân tích cấu tạo ngữ pháp và nói rõ vế của câu ghép được nối với nhau bởi dấu hiệu gì?

c) Trong đoạn văn trên có những từ tượng hình , tượng thanh bào? Nêu tác dụng?

Câu2 : 

Một trong những vẫn đề có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người , đó chính là nạn hút thuốc lá. Bằng sự hiểu biết của em hãy giúp mn hiểu rõ hơn về vấn đề đó

       Mn ơi! Giúp mk vs ạ! Mơn mn trc nè❤️

0
... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc...
Đọc tiếp

... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.

(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a) Chỉ ra trường từ vựng có trong đoạn trích, cho biết chúng thuộc trường từ vựng nào?

b) Chỉ ra câu ghép có trong đoạn trích và phân tích quan hệ ý nghĩa của chúng.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. 

- Trường từ vựng chỉ cảm xúc: nghẹn, ứ, khóc

- Trường từ vựng chỉ việc tiêu hóa, ăn (thực chất là để bộc lộ sự căm hận của chú bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ): cắn, nhai, ngấu nghiến.

- Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...

b.Câu ghép là câu:

- Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi.... => câu biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. (chính những cổ tục được so sánh với những vật cụ thể ở vế 1 mới là hệ quả để vế 2 được thực hiện)

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ.... => câu biểu thị quan hệ đồng thời. (chính những hành động mà chú bé được trải nghiệm ở vế 1 mới đưa tới cảm nhận của chú bé Hồng ở vế 2)