K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2023

Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên nhiều người lại lạm dụng chúng quá mức và còn nêu ra quan niệm: Khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh.

     Vậy có thực là thuốc kháng sinh sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hay không? Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người. Thực trạng dễ thấy hiện nay là nhiều người khi bị ốm, thậm chí bị cảm cúm do virus nhưng do ngại đến cơ sở y tế khám nên tự tìm mua kháng sinh để uống với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, khiến cho thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng. Đặc biệt là các bậc phụ huynh thấy trẻ bị ho, sốt, viêm họng nhẹ, mặc dù chưa cần dùng đến thuốc kháng sinh cũng tự ý kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống. Những bệnh nhẹ này của trẻ thay vì sử dụng thuốc kháng sinh có thể dùng những biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho... Nếu bệnh tình tái phát hoặc không thuyên giảm thì đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh. Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, trong cơ quan tiêu hóa,…  Vì vậy, sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu dùng kháng sinh sai cách, khiến cho bé dễ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi,… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh. Để hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh cần nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, góp phần giảm bớt nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Mỗi cán bộ y tế cần sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, chỉ định sử dụng kháng sinh đúng các hướng dẫn chuyên môn và kê đơn khi cần thiết.  Đối với các cơ quan chức năng, trực tiếp là ngành y tế, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc, tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng kháng sinh. Đồng thời, có chế tài xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm.

 

     Có thể thấy không phải cứ ốm mà mình sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào việc tự tiện sử dụng hay lạm dụng nó thì chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và uống theo đúng liều lượng được kê đơn.

7 tháng 5 2023

Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.