K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018

Câu 1 

Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:

     + Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

     + Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

     + Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

     + Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

     + Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:

     + Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.

     + Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.

Câu 2 

Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:

     + Lần 1: biển gợn sóng yên ả

     + Lần 2: biển xanh nổi sóng

     + Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

     + Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt

     + Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.

Câu 3 

Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:

     + Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới

     + Lần 2: đòi nhà rộng

     + Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương

- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.

- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

     + Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”

     + Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?

- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4 

- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”

- Hình ảnh này có ý nghĩa:

     + Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.

     + Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.

Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc

     + Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ

- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:

     + Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.

     + Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.

28 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:

- Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.

- Sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

- Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

   Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Câu 3:

* Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:

- Lần 1: đòi máng lợn mới

- Lần 2: đòi một cái nhà rộng

- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân

- Lần 4: muốn làm nữ hoàng

- Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ .

⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.

* Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

- Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.

- Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.

- Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.

- Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.

- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.

⟹ Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.

* Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

* Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.

* Ý nghĩa của cách kết thúc đó:

- Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.

- Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.

Câu 5:

* Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và  bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.

* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:

- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.

- Cá vàng đại diện cho cái thiện.

- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?

   Em nghĩ nó cũng được bởi vì:

- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.

- Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ. 

2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này. 

16 tháng 10 2017

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

   + Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

   + Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

   + Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

   + Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

   + Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

16 tháng 10 2017

http://loigiaihay.com/soan-bai-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-trang-96-sgk-van-6-c33a22870.html

29 tháng 10 2017

- Tóm tắt các sự việc:

+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;

+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;

+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;

+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...

- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.

29 tháng 10 2017

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

28 tháng 9 2018

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm  đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

k mk nha bạn

28 tháng 9 2018

Nhân vật mụ già :

- Tham lam độc ác

- Ko có bản tính con người 

- Luôn dựa dẫm vào người khác

19 tháng 10 2018

ai giúp mk với mk cần gấp

7 tháng 11 2021

cảm ơn

24 tháng 10 2018

Tóm tắt văn bản ông lão đánh cá và con cá vàng:

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

24 tháng 10 2018

Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì.

Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.

9 tháng 12 2019

tưởng tượng nha mình viết nhầm

Ông lão ra biển và cầu xin với cá:"Xin cá vàng hãy giúp ta biến bà lão nhà tôi trở lại bình thường,bà ấy bị điên mất rồi."Cá vàng hiện lên và phán:"Kẻ tham lam sẽ nhận lại được những quả báo vì sự keo kiệt vô tận của bà ta,ông hãy nuốt viên ngọc này,ta sẽ đưa ông xuống thủy cung sống."Ông rất đỗi ngạc nhiên,bèn nuốt thử rồi theo chân cá xuống biển sâu.Còn vợ ông đánh cá,sau khi trở thành hoàng hậu nhiều tiền của.Trong một lần cùng đoàn hầu cận đi băng qua cánh rừng rậm,bà ta bị bọn cướp giết hại và cướp hết của cải mang theo.Còn ông lão đánh cá,xuống thủy cung sống nhưng lại nhớ vợ nên xin cá lên bờ để gặp bà.Nào ngờ nghe tin vợ mất,ông chôn cất vợ rồi ở vậy thờ bà.

27 tháng 3 2020

Ông lão ngồi xuống cạnh vợ và tâm sự :''Mình thấy chưa. Hâu quả như ngày hôm nay cũng vì tính tham lâm của mình thôi. Minh xem, có bao giờ người ta dùng sự tham lam mà đánh thắng tất cả ko? Nhà ta tuy nghèo của cải nhưng ko nghèo longf tốt đã là giàu có lắm rooif - mình nên nhớ điều đó. Ông trời ko phụ lòng tốt của ai đau. Nhưng giờ tôi ko trách mình đâu. Tôi chỉ mong từ nay mình sẽ thay đổi, trở thành người tốt bụng, hiền lanhf. Và mình cũng nên nhớ; Đừng bao giờ tham lam, độc ác vì sự tham lam và độc ác đó chẳng đem lại kết quả tốt đẹp gì dâu.''

haizz mỏi tay quá k giúp mik nha

bài này qua rồi nhưng nếu hay thì giúp mik đi nhé

30 tháng 8 2019

Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…

Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:

-  Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!

Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.

Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:

-   Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!

Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:

-   Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!

Chồng tôi kêu lên:

-   Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?

Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!

Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.

Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:

-  Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?

Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:

-   Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?

Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:

-  Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?

Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.

Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.

Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-vai-mu-vo-hay-ke-lai-chuyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-c33a1878.html#ixzz5y4UFdeF5

22 tháng 2 2016

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)

 

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

2. Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

3. Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:

- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".

- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".

- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.

- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.

- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân.

5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

2. Lời kể:

Ông lão đánh cá và con cá vàng tuy thuộc thể loại truyện cổ tích nhưng lại do một nhà thơ sáng tác. Ngoài những đặc điểm của một câu chuyện cổ tích thông thường, truyện có nhiều chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, nhiều hình tượng nổi bật, tính cách các nhân vật cũng được thể hiện một cách rõ nét nên việc kể diễn cảm cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo.

Theo từng cấp độ đòi hỏi của mụ vợ: biểu hiện của biển cả ngày càng gay gắt, câu trả lời của cá vàng cũng mỗi lần một dứt khoát hơn; giọng điệu của mụ khi nói với chồng càng ngày càng quá quắt; thái độ của ông lão thì ngược lại: càng ngày ông càng tỏ ra nhu nhược và sợ hãi trước mụ vợ.

Vì vậy, khi kể câu chuyện này cần chú ý đến thái độ, giọng điệu của mỗi nhân vật (biểncũng có thể coi là một nhân vật – phản ứng của biển chính là sự thể hiện thái độ bất bình của nhân dân đối với mụ vợ). Nếu như với các nhân vật biển, cá vàng, mụ vợ có thể kể bằng giọng điệu nhanh, mạnh, gay gắt, tăng dần theo mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ thì khi thuật lại những hành động của ông lão lại phải hạ thấp giọng để thể hiện thái độ sợ sệt của ông đối với vợ của mình.

3*. Có ý kiến cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

 

Gợi ý: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.

 

26 tháng 2 2017
Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

  • Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

  • Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

  • Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

  • Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

  • Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

  • Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

  • Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

  • Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

  • Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

  • Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

  • Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

  • Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

  • Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

  • Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

  • Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.