K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2016

Cách nói trên chưa chính xác vì:

- Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.

- Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.

29 tháng 8 2016

cảm ơn rất nhiều

23 tháng 8 2017

-Có cần Phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi pần vì Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng.Nếu không phân biệt rõ ràng sẽ tạo nên sự lộn xộn trong văn bản.

-Cách nói trên chưa chính xác vì:

Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài. Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.

23 tháng 8 2017

-Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần. Vì Mở bài, Thân bài, Kết bài đã làm cho văn bản rành mạch và hợp lý, tuy nhiên chúng lại có nhiệm vụ khác nhau cho nên ta cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản.

-Cách nói trên chưa chính xác. Vì:

+)Mở bài không chỉ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.

+)Kết bài cũng không chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết.

Chúc bạn học tốt:))vuivui

12 tháng 12 2021

Nếu là luyện nói em có thể tóm tắt phần cô giáo phân tích trên lớp rồi nói cũng được

12 tháng 12 2021

ý e là vt bài văn đó ạ 

15 tháng 3 2017

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

29 tháng 8 2019

Trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con đều khác thường, nhưng không giống nhau. Tâm trạng của con thì háo hức, tâm trạng mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng ấy đã thể hiện rất rõ qua các hành động và cử chỉ. Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi” : giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng. Nhưng rồi ngay sau đó “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”...

Trong khi đó người mẹ nằm thao thức không ngủ, “còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”. “Mẹ lên giường và trằn trọc”, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.



Read more: https://sachbaitap.com/soan-bai-cong-truong-mo-ra-sbt-ngu-van-7-tap-1-c45a14613.html#ixzz5xyoSw2lp

29 tháng 8 2019

Trong bai cong truong mo ra nguoi me la nguoi yeu thuong con vo bo ben yeu con manh liet 

qua nhung hinh anh:

+me san sang di an xin de nuoi con

+me thuc trang dem lo so mat con

+san sang hi sinh de cuu lay tinh mang cua con

+bo mot nam hanh phuc de tranh cho con mot gio dau don

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

2 tháng 3 2020

Một chú ong mê mải hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyên nó xa nhà đêm qua.

Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên của chú ong xa nhà đó.

GỢI Ý

-Phần mở đầu nói về tình huống xảy ra câu chuyên (như đề bài cho)

-Phần chính: nói về những sự việc may mắn, những lực lượng hỗ trợ, giúp ong nghỉ ngơi qua đêm: bông hoa mời ong chui vào giữa cánh và khép lại thành ngôi nhà cho ong ngủ. Hoặc nói về những khó khăn thử thách đối với ong khi trời tối, đêm về: Ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến trú tạm ở đâu đó nhưng lại bị kẻ khác quấy rầy, đe dọa.

-Phần kết thúc: Bộc lộ thái độ biết ơn của ong đối với người đã giúp đỡ mình hoặc lúc ong vượt qua thử thách rồi bay về nhà khi trời sáng. Chú ý làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bông hoa; bài học về ý chí và nghị lực vượt qua thử thách của bạn ong.

2 tháng 3 2020

Hôm ấy, sau khi đưa chuyến mật cuối cùng về nhà, làm hết nhiệm vụ mẹ đã phân công trong ngày cho anh em chúng tôi, mọi người xúm lại và trên cái thảm đỏ mượt như nhung của một nhánh hoa, tôi bèn kể lại câu chuyện đã xảy ra từ ba hôm trựớc với mình.

Buổi sáng hôm ấy, trời u ám làm sao, mới tinh mơ mọi người đã đánh thức tôi dậy. Mẹ bảo: “Hôm nay các con hãy chăm chỉ hơn, chỉ cần lấy một nửa số phấn mật như ngày hôm qua rồi về nghỉ sớm vi trời có thể mưa đấy”. Tôi bèn uể oải bò ra khỏi tổ. Đáng lẽ tôi phải đi theo hướng dẫn đường của ong trinh sát nhưng tôi cứ mắt nhắm mắt mở nhằm một hướng về phía rung già mà bay tứi, nhưng tìm kiếm hoài mà vẫn không thấy một bông hoa nào cả. Nhìn mấy chú bướm vàng rập rờn bay trên bờ suối, tôi cũng bắt chước múa lượn và rong choi theo bọn họ. Một lúc sau, thấy đói bụng, tôi nghĩ sẽ về tổ đánh chén một bữa cho thỏa thuê. Cũng may cho tôi, nhè lúc bác canh cửa sơ ý, tôi lén vào trong. Đang ăn nửa chừng, tôi bị lôi xềnh xệch ra cửa và lập tức bị cảnh báọ ngay: “Này con ong kia, sao mày không đi kiếm mật mà còn ngồi đó, chuyên này mà mày không kiếm được mật thì liệu hồn đấy!”

Lần này thì tôi thất vọng thật sự, tôi lại bay đi. Một lúc sau thì trời cũng thương tình và phù hộ cho tôi nhìn thấy một bụi hoa, tôi bèn sà xuống, thò vòi vào bầu mật nhưng hõi ôi, cố gắng lắm tôi mói vét được chút ít còn lại. Tôi hấp tấp, mải mê đáp hết bông hoa này đến bông hoa khác và trời sập tối lúc nào cũng không hay, không biết.

Chao ôi, đó là một cái đêm thật kinh hoàng. Gió lạnh nổi lên, mưa như rây bột lất phất bay. Tôi cuống cuồng nhưng càng bay, tôi thấy mình như lạc vào noi xa lạ han. Những tiếng cú mèo ném vào đêm nghe sầu thảm vô cùng. Tiếng những con rắn lục huýt gió phun phì phì nghe lạnh cả người. Qua ánh sáng của những con đom đóm, tôi nhìn thấy một gốc cây tối om. Tôi lướt thướt và run rẩy chui vào nhưng đôi râu tinh nhạy đã báo cho tôi biết điều nguy hiểm trước mắt. Tôi nhìn thấy đôi mắt xanh lè của con tắc kè khổng lồ. Trời ơi, nếu mà nó phóng cái lưỡi dài thống của nó vào tôi thì coi như tôi đã nằm gọn trong bụng nó rồi. Tôi bay ra thì nghe một tiếng vỗ cánh xoay tít theo không gian. Tôi đuổi theo bỏi vì tôi nhận ra được tiếng họ hàng nhà tôi. Hắn ta cũng là một con ong lười biếng và bất hảo. Hắn rủ rê tôi làm nhiều trò mờ ám. Và cuối cùng hắn tinh ma chui vào tổ tò vò. Sau khi ấm cúng trong tổ, hắn bèn lên giọng, đại ca khuyên dạy tôi đủ điều như không nên ở tổ nửa, phải ra riêng sống tự lập. Nhưng vừa lúc đó, bất thần mấy mụ tò vò khệ nệ khiêng những đứa trẻ của họ nhà nhện đang lù lù tiến vào. Nhanh như chóp, tôi bèn nhảy đến núp sau lung tảng đất. Khi phát hiện ra đại ca, chứng bèn nhảy tói bắt và giết chết. Nhân cơ hội đó, tôi bèn chuồn ra ngoài và bỏ luôn ý định sống tự lập.

Thế rồi tai nạn qua khỏi, bình minh cũng đã lên. Tôi chỉ vẫy cánh mấy cái thì bỗng nhiên người tôi bay bổng lên trời và trong khoảnh khắc đã về đến tổ.

Vừa về đến nhà thì mọi người đã xúm quanh tôi để hỏi chuyện. Mẹ khuyên răn tôi và bảo rằng: “Các con hãy coi như đày là một bài học đầu tiên trên bước đường đòi của mình, các con phải cẩn thận, đừng để vấp phải nữa nhé”, nghe xong tôi hối hận lắm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn âu yếm và thương yêu tôi như ngày nào. Mẹ dùng râu cọ vào râu của tôi, tất nhiên là hôm ấy, mẹ cho tôi nghỉ làm việc và còn cho tôi chén một bữa mật hoa no nê thỏa thích.

24 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.

Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.

 

Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.

Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…

Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niềm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.

Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.

Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê trách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.

 

Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.

 

Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học...
Đọc tiếp

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .

a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?

( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học , mỗi khi em được lên lớp , ... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào ? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình . )

b ) Lập dàn bài : Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài .

c ) Viết bài : Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài , Thân bài , Kết bài . Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ ?

d ) Sửa bài : Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?

14
27 tháng 6 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

27 tháng 6 2018

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

5 tháng 10 2016

Trang bao nhiêu thế bạn?

14 tháng 10 2016

Trang 56 bạn nhé