K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

mình chưa thi nhưng bk đề (nếu muốn đề thì k cho mình nha) =))

4 tháng 10 2018

KHÔNG ĐƯỢC GIAN LẬN

4 tháng 10 2018

ĐỀ NĂM NGOÁI NHA MỌI NGƯỜI ĐỪNG CÓ GỬI CHO TUI LÀ TUI GIAN LẬN ĐÓ

4 tháng 5 2017

chưa cậu ơi

4 tháng 5 2017

mk cx the

25 tháng 12 2017

Đề văn trường mình nà: Kể về một chuyến về quê.

25 tháng 12 2017

Đề văn của mình là kể về bạn

ĐâY lÀ đỀ tHi NăM tRưỚc CủA ChỊ (0 khó đâu)

Ngữ văn:

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Thế nào là truyện ngụ ngôn?

b. Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Thế nào là danh từ?

b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.

c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?

Câu 3 (4,0 điểm)

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?

Vật lí:

Trắc nghiệm:

Câu 1. Khi đo nhiều lần một đại lượng trong điều kiện không đổi mà thu dược nhiều giá trị khác nhau thì giá trị nào dưới đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất.

B. Giá trị ở lần đo cuối cùng.

C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

D. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

Câu 2. Kết quả đo độ dài của chiếc bút chì trên hình 1 là:

A. 7,5 cm C. 8 cm

B. 7,7 cm D. 8,0 cm

Câu 3. Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6, nên chọn thước nào trong cỏc thước sau?

A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm

B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm

C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm

D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A. 55cm3 B. 100cm3 C. 45cm3 D. 155cm3

Câu 5. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 6. Lực nào sau đây là lực đàn hồi ?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.

C. Lực hút của Trái Đất.

D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

Câu 7. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.

Câu 8. Đơn vị của lực là gì?

A. Kilôgam (kg)

B. Niutơn trên mét khối (N/m3)

C. Niutơn (N)

D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3)

Câu 9. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau

B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau

C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau

D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau

Câu 10. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?

A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay.

B. Lực của một lực sĩ đang gi? quả tạ? trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.

C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.

D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật.

Câu 11. Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450gam. Số đó cho biết:

A. khối lượng của hộp sữa.

B. trọng lượng của hộp sữa.

C. trọng lượng của sữa trong hộp.

D. khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 12. Một vật khối lượng 250g, có trọng lượng là bao nhiêu?

A. 250 N B. 2,5 N C. 25 N D.2005N

Tự luận:

Câu 1: Khối lượng riêng một chất được xác định như thế nào? Ghi công thức tính khối lượng riêng, chú thích và ghi đơn vị các đại lượng trong công thức.

Câu 2: Nêu 1 ví dụ về 1 máy cơ đơn giản mà em đã học. Dùng máy này có lợi ích gì?

Câu 3: Một vật có khối lượng 500g được treo đứng yên trên một sợi dây như hình sau. Em hãy so sánh các lực tác dụng lên vật treo trên sợi dây về phương, chiều. Tính độ lớn của các lực.

Câu 4: Tại sao người B đứng trên mặt đất ở nửa mặt cầu bên kia trái đất só với người A lại không bị rơi ra khỏi trái đất?

Câu 5: Một khối sắt có khối lượng là 390000g.

a) Tính thể tích của khối sắt.

b) Một khối thủy tinh có thể tinh lớn gấp 2 lần thể tích khối sắt. Hỏi khối nào có khối lượng lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 và khối lượng riêng của khối thủy tinh là 2500kg/m3.

18 tháng 10 2016

Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi

Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học

19 tháng 10 2016

mình cần bài văn số 2 cơ thôi dù sao cũng cảm ơn bạn nha!!!Bài viết số 2 - Văn lớp 6

22 tháng 10 2016

mình là kể một lần mắc lỗi hoặc một lần làm việc tốt của em

mà cậu học trường nào đấy,mình học trường Trung Học Cơ Sở Tây Mỗ lớp 6A3thanghoaleuleu

21 tháng 10 2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

10 tháng 5 2018

Câu 1 ( 2 điểm ) :

Cho đoạn văn sau:

"Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm ...Ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận ucar hàng nghìn loại côn trùng có cánh, không ngớt bay đi bay lại trên nghững bông hoa nhiệt đới đẹp rực rỡ.

a.Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

b.Đoạn trích tái hiện đối tượng nào.

c.Tìm Trong đoạn trích các đặc điểm tiêu biểu để làm rõ đối tượng đó.

Câu 2 (8 điểm):

Từ bài thơ mua của Trần Đăng Khoa em hãy miêu tả quang cảnh cơn mưa ở quê hương em

10 tháng 5 2018

Mình mới thi nè.
Câu 1:

Cho đoạn thơ sau:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
a) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên.

c) Xác định và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
d) Em cảm nhận được tình cảm gì của anh đội viên đối với Bác trong đoạn thơ trên.

Câu 2
a) Câu trần thuật đơn có từ là là gì?
b) Đặt 1 câu trần thuật đơn có từ là giới thiệu về quê hương em.

Câu 3:Em hãy xác định trạng ngữ( nếu có); chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
b) Trên cánh đồng, thấp thoáng những bóng nón trắng.
Câu 4:
Em hãy miêu tả lại thầy( cô) để lại trong em những cảm xúc sâu sắc nhất.
Tick cho mình nhahaha